Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Tỏi mọc mầm có ăn được không?
Các nhà thực vật học giải thích, tỏi là loại thực vật thuộc họ hành, có nghĩa là cùng họ với hành ta, hành tây, hành tím, tỏi tây. Người dân Việt Nam sử dụng tỏi để làm gia vị trong chế biến đồ ăn và dùng làm thuốc chữa bệnh.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, trong tỏi có chứa chất kháng sinh cao. Tỏi có thể phòng ngứa, hỗ trợ điều trị cảm cúm, tăng cường ngăn ngừa bệnh cao huyết áp, phòng chống ung thư, mỡ máu ở người.
Theo quan niệm dân gian, tỏi cò được xem là một vật linh thiêng có tác dụng xua đuổi ma quỷ. Cho đến nay, quan niệm này vẫn được người Việt và một số quốc gia khác tin tưởng.
Lý Sơn, Phan Rang, Bắc Giang được biết đến là những vùng trồng tỏi lớn nhất tại Việt Nam. Tuy nhiên, tỏi Lý Sơn có gia trị kinh tế và dinh dưỡng cao nhất. Hiện nay tỏi Lý Sơn đã được xuất khẩu ra nước ngoài.
Tuy nhiên, một vấn đề mà nhiều người quan tâm: tỏi mọc mầm có ăn được không và tỏi mọc mầm có độc không? Được biết, trừ trường hợp người dân ươm trồng thì tỏi mọc mầm đa phần cho thời tiết ẩm kéo dài, không được bảo quản ở nơi khô ráo nên tỏi dễ mọc mầm.

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Tỏi mọc mầm có giá trị dinh dưỡng cao hơn tỏi tươi
Nhiều người lo lắng rằng, hành tỏi mọc mầm có thể chứa nhiều chất độc nguy hiểm như khoai tây mọc mầm. Hơn nữa, khi mọc mầm thì giá trị dinh dưỡng và độc ngon của tỏi cũng bị giảm sút đáng kể.
Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm thuộc trường Đại học Bác Khoa Hà Nội: trong các loại rau củ, chỉ có khoai tây mọc mầm là có độc. Ngoài ra, các loại rau củ khác không có độc, thậm chí còn thơm ngon. Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, tỏi mọc mầm không có độc tố và có thể ăn như bình thường được.
Nhiều người tiêu dùng khó tính thường cho rằng, củ tỏi mọc mầm thường bị xốp, phần xốp đó đã bị hư hỏng nên không thể ăn được. Song lý giải khoa học lại chỉ ra, khi mọc mầm, chất dinh dưỡng từ tép tỏi đã chuyển lên nuôi dưỡng mầm nên có hiện tượng xốp nhưng vẫn có thể sử dụng được.
Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra, tỏi mọc mầm trong khoảng 5 ngày có hoạt tính oxy hóa rất tốt cho hệ tim mạch. Các chất chiết xuất từ tỏi mọc mầm còn có tác dụng bảo vệ các tế bào trong ống nghiệm khỏi các tổn thương.
Như vậy có thể khẳng định, tỏi mọc mầm vẫn có thể sử dụng được, thậm chí còn có giá trị tốt hơn cả tỏi tươi. Thêm nữa, tỏi mọc mầm không hề chứa độc tố nguy hiểm.
Tác dụng chữa bệnh của tỏi mọc mầm
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã chỉ ra, trong tỏi mọc mầm có nhiều dưỡng chất giúp chống virus xâm nhập vào cơ thể. Đặc biệt, tỏi mọc mầm có chứa chất chống oxy hóa cực cao giúp bảo vệ hệ tim mạch hiệu quả. Tỏi mọc mầm đẩy mạnh hoạt động của enzym và ngăn chặn các hoạt động dẫn đến sự hình thành mảng bám ở động mạch. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng tắc nghẽn tim.
Trong tỏi mọc mầm khoảng 5 ngày còn có chứa hàm lượng cao anjoene – chất ngăn ngừa sự hình thành các cục đông máu. Ngoài ra, hàm lượng chất nitrit cao còn giúp chống lại tình trạng giãn nở động mạch. Sự phối kết hợp của hai hoạt chất này giúp chống lại tình trạng đột quỵ hiệu quả.

Tỏi mọc mầm có ăn được không? Tỏi mọc mầm được mệnh danh là thần dược chữa bệnh
Tỏi mọc mầm còn có khả năng phòng chống bệnh ung thư hiệu quả. Bởi trong thời gian mọc mầm, tỏi sản sinh ra hàm lượng tương đối lớn chất phytochemical. Hoạt chất này có khả năng ngăn chặn sự lây lan các tế bào ung thư ác tính. Đồng thời ức chế hoạt động của các gốc tự do gây bệnh ung thư.
Trong thời điểm giao mùa, chúng ta cũng có thể sử dụng tỏi mọc mầm để tăng cường hệ miễn dịch, phòng chống triệu chứng bệnh cảm lạnh, cảm cúm. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị người dân nên cho thêm tỏi mọc mầm vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình để tăng cường hệ miễn dịch.
Tính đến thời điểm hiện tại thì đã có rất nhiều công trình nghiên cứu chứng minh điều này. Vậy nên, người dân có thể thoải mái ăn tỏi mọc mầm mà không sợ ảnh hưởng đến sức khỏe. Thế nhưng, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên người dân nên ăn tỏi mọc mầm trong vòng 5 ngày. Bởi lúc này tỏi mọc mầm hội tụ hàm lượng dưỡng chất cao nhất và tốt nhất.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am -
Dây thìa canh: thảo dược tiềm năng hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường
Một trong những thảo dược hiện được chú ý trong việc hỗ trợ điều trị tiểu đường là dây thìa canh (Gymnema sylvestre).February 12 at 7:40 am -
Biến chứng nguy hiểm cúm với Người cao tuổi có bệnh lý nền
Hệ miễn dịch yếu theo tuổi tác cùng với tình trạng sức khỏe không ổn định từ các bệnh nền khiến cơ thể dễ bị tấn công và gặp phải những biến chứng nguy hiểm từ cúm. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về những biến chứng nguy hiểm của cúm ở người cao tuổi có bệnh lý nền, đồng thời đưa ra một số giải pháp phòng ngừa và hỗ trợ sức khỏe hiệu quả.February 12 at 7:40 am