Hoa ngâu và bài thuốc điều trị ho hen, bế kinh và cao huyết áp

Hoa nhài, hoa quế, hoa ngâu… là những loài hoa thanh nhã, gắn liền với thú thưởng trà của các tao nhân. Với hoa ngâu, người ta không chỉ thích nó vì vẻ ngoài chúm chím dễ thương mà còn vì hương thơm tựa như mùi chanh, thơm mát và dễ chịu. Không chỉ vậy, hoa ngâu còn là bài thuốc điều trị nhiều bệnh.
12/06/2023 16:46

Công dụng làm thuốc của hoa ngâu

Hoa ngâu Việt (Aglaia duperreana) có nhiều công dụng hơn bông ngâu rừng, ngâu tàu và trong y học cổ truyền, nó là vị thuốc có nhiều công dụng như:

- Giúp giải uất kết, điều trị chứng đầy trướng khó chịu ở ngực.

- Giúp tỉnh rượu và làm thư giãn tinh thần.

- Giúp sáng mắt, điều trị vàng da.

- Giúp giảm phiền khát, làm sạch phổi.

- Điều trị ho hen, nghẹn hơi mới phát, ho hen.

- Điều trị váng đầu, nhọc độc.

- Điều trị sốt.

Liều lượng: Mỗi ngày dùng khoảng 10g hoa ngâu, hãm lấy nước uống.

Ngoài ra, trong trường hợp bị ghẻ ngứa, người ta còn dùng lá ngâu nấu nước tắm.

Hoa ngâu và bài thuốc điều trị ho hen, bế kinh và cao huyết áp. Ảnh: Caythuoc.org

Hoa ngâu và bài thuốc điều trị ho hen, bế kinh và cao huyết áp. Ảnh: Caythuoc.org

Một số bài thuốc kết hợp có dùng hoa ngâu

Với bệnh cao huyết áp, các bạn có thể lấy 10g bông ngâu trộn đều với 30g hoa cúc rồi chia thành 3 phần bằng nhau, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần dùng thì lấy một phần hoa hãm trong nước sôi (nước sôi già), đợi khi nước nguội lại thì uống.

Trong trường hợp bế kinh, hoa ngâu cũng cho hiệu quả khá tốt. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý uống thuốc trước ba ngày so với ngày có kinh hàng tháng và uống liên tục 5 ngày như thế rồi ngưng (mỗi ngày chỉ uống một lần). Mỗi lần uống, các bạn lấy khoảng 10g bông ngâu, 50g rượu cho vào chén, đổ thêm ít nước rồi đem chưng cách thủy. Khi thấy hoa đã chín và mềm nhừ, các bạn tắt bếp, chờ nguội hẳn và chắt lấy nước uống.

Ngoài ra, bông ngâu còn giúp giải uất kết rất tốt nên khi bị vấp ngã hay bị đòn gây thương tích, bầm tím; có thể lấy hoa ngâu và lá ngâu làm thành cao dán.

Cách làm như sau: Lấy 50g hoa ngâu và 50g lá ngâu, đem nấu với một lượng nước vừa phải, nấu đến khi hoa ngâu chín thì chắt lấy nước, để riêng rồi tiếp tục đổ nước khác vào, nấu tiếp rồi lại chắt lấy nước riêng, cứ liên tục 3 lần như thế. Sau đó, gom nước của 3 lần nấu lại, tiếp tục nấu cho nước sắc thành cao (nấu trong lửa to, khi thấy cao sắc lại thì nấu trong lửa nhỏ dần, giữ riu riu đến khi hoàn thành). Mỗi ngày, lấy một ít cao đó tra lên dải lụa mỏng rồi đắp lên vết sưng đau (mỗi ngày 1 lần).

Một số nghiên cứu về cây ngâu Việt

Hoạt tính trừ sâu: Theo tạp chí Phytochemistry, các dẫn xuất được phân lập từ bông ngâu Việt cho thấy tác dụng chống lại sâu bướm Spodoptera littoralis với mức độ từ trung bình đến mạnh.

Hoạt tính chống động vật thân mềm: Theo tạp chí Fitoterapia, chiết xuất methanol của cành và lá ngâu cho thấy tác dụng chống lại ốc bưu vàng (Pomacea Canaliculata).

Lưu ý

Phân biệt: Hoa ngâu trong bài viết này là cây hoa ngâu Việt, mỗi lá kép có từ 5 – 7 lá chét, đuôi lá tròn còn cây ngâu tàu thì đuôi lá nhọn. Hơn nữa, cành non của cây ngâu Việt không có lông và cũng không nhiều lá chét như cây ngâu rừng.

Liều lượng và đối tượng: Không dùng bông ngâu liên tục trong thời gian dài và phụ nữ mang thai cũng không nên dùng.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer