Hoại tử ngón tay do đắp lá khi bị rắn cắn

Vì bị rắn hổ mang cắn vào tay trái nên một nạn nhân người Phú Thọ đã tự dùng thuốc nam đắp lên vết cắn.  Tuy nhiên, do không đến ngay cơ sở y tế để cấp cứu nên sau khoảng thời gian ngắn ngón tay đen như than vì hoại tử.
30/04/2018 10:07

Hoại tử ngón tay do đắp lá khi bị rắn cắn

Nạn nhân là P.V.C (41 tuổi, trú tại huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ) được đưa vào nhập viện sau 17 tiếng bị rắn hổ mang bạnh cắn. Song trước khi vào viện bàn tay trái sưng nề, tím ngắt, chảy dịch và hoại tử ngón thứ II. Lúc này, cơ thể cũng rất mệt mỏi và khó ăn uống.

Theo bác sĩ bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, rắn hổ mang bạnh là loại rắn có nọc cực độc. Khi bị cắn có thể làm hoại tử vết cắn và vùng xung quanh. Cắn cụt chi, nhiễm trùng máu đe dọa tính mạng nếu không được đưa đi cấp cứu kịp thời. Vậy nên, nếu không may bị cắn cần sơ cứu tại chỗ hoặc đưa đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Khi bị rắn độc cắn không nên quá lo lắng, tự chấn tĩnh bản thân. Những người xung quanh không cho nạn nhân tự ý đo lại. Bất động tay chân bị cắn bằng nẹp (bởi vận động có thẩy làm cho nọc độc xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn). Đồng thời phải cởi bỏ đồ trang sức ở tay, chân bị cắn (để tránh chèn ép khi vùng đó bị sưng phù nề).

Hoai tu ngon tay do dap khi bi ran can

Hoại tử ngón tay do đắp lá khi bị rắn cắn. Ngón tay bị hoại tử của nạn nhân

Sau đó phải áp dụng biện pháp băng ép bất động với một số loại rắn hổ (cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển…). Băng bất động sẽ ức chế sự xuất hiện triệu chứng tê liệt.

 Dùng các băng chun giãn, băng vải hoặc tự tạo từ khăn, quần áo. Băng tương đối chặt nhưng không quá mức (còn sờ thấy động mạch đập). Bắt đầu bằng từ ngón chân, tay sau đó đến hết toàn bộ chân, tay. Dùng nẹp cứng cố định chân, tay bị cắn.

Không băng ép khi rắn lục cắn vì có thể làm vết thương thêm trầm trọng hơn. Nếu bệnh nhân khó thở cần hô hấp nhân tạo và chuyển ngay đến cơ sở y tế gần nhất để điều trị.

Lưu ý, bất kỳ bị rắn độc hay rắn lành cắn thì cũng cần dược cấp cứu trong 12 giờ đầu. Nếu trễ từ 24 – 48 giờ thì sẽ làm cho việc điều trị trở nên khó khăn và kém hiệu quả. Đặc biệt, không nên tự ý đi lấy lá thuốc đắp hoặc tìm thầy lang nhờ hút nọc độc bằng thuốc nam. Bởi thời gian càng kéo dài thì bệnh nhân càng mất cơ hội cứu sống và dễ dẫn đến tình trạng hoại tử vùng bị cắn.

comment Bình luận

largeer