Hội chứng bong bóng, người mắc phải sống trong lồng kính suốt đời
Nguyên nhân là bệnh nhân không có hệ miễn dịch hoặc chức năng này rất kém. Chỉ cần tiếp xúc môi trường bên ngoài có bụi bẩn, vi khuẩn, virus, bệnh nhân có nguy cơ tử vong ngay lập tức.
Thống kê tử Viện Y tế Quốc gia Mỹ (NIH), cứ 50.000-100.000 trẻ sơ sinh sẽ có một ca mắc SCID. Chủ yếu bệnh nhân là các bé trai.
"Cậu bé bong bóng"
David Vetter (sinh năm 1971, ở Mỹ) vừa chào đời đã phải gắn liền với phòng chăm sóc đặc biệt, vô trùng bởi chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Thời điểm đó, ghép tủy xương là phương pháp chữa trị duy nhất cho bệnh này.
David Vetter ở trong lồng kính trước khi được phẫu thuật ghép tủy xương. Ảnh: Getty.
Trong 12 năm, David trở thành hiện tượng đặc biệt với thế giới và được gọi với cái tên “cậu bé bong bóng”. Không gian sống lý tưởng của bệnh nhân này chỉ gói gọn trong phòng vô trùng của Bệnh viện Nhi đồng Texas, Mỹ.
Ở trong lồng kính là cách duy nhất để bảo vệ mạng sống của David. Nếu ra ngoài, David phải trang bị quần áo kín, trên đầu chùm chiếc túi bong bóng oxy.
Nếu làn da tiếp xúc bất kỳ virus, vi khuẩn hay hạt bụi nào ở bên ngoài, David có thể bị mất mạng ngay lập tức. Carol Ann - mẹ David - chia sẻ với Time rằng bà nhớ mãi khoảnh khắc con trong trang phục bảo hộ kín mít nở nụ cười vô tư chơi trò “kẹo hay bị ghẹo” vào một đêm Halloween.
Tuy nhiên, may mắn đã không mỉm cười với chú lính chì dũng cảm. Năm 1984, 4 tháng sau khi được ghép tủy xương, David qua đời vì ung thư hạch. Khi khám nghiệm, các bác sĩ xác định virus Epstein-Barr đã xâm nhập cơ thể David bằng cách nào đó và gây ra cái chết đáng tiếc này.
Đột phá trong chữa trị
Hệ miễn dịch là tấm khiên bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại, bệnh tật. Không có nó, người bệnh sẽ bị virus, vi khuẩn xâm nhập và tấn công. Đó là lý do vì sao những đứa trẻ mắc SCID phải sống trong lồng kính hoặc phòng vô trùng.
Để điều trị chứng SCID, các bác sĩ có 2 lựa chọn. Một là cấy ghép tủy xương. Hai là nghiên cứu điều trị liệu pháp gene thử nghiệm giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng.
David phải mặc đồ bảo hộ và không được tiếp xúc với không khí bên ngoài. Ảnh: Getty.
Việc cấy ghép tủy xương phải được lấy từ anh, chị, em tương thích. Nhưng nhiều bệnh nhân không có anh chị em ruột nên họ buộc phải chờ được hiến tạng. NIH cho hay phương pháp này có thể cải thiện sức khỏe của người bệnh nhưng không tạo ra khả năng miễn dịch toàn bộ.
Chính vì thế, liệu pháp gene được đặt kỳ vọng lớn. Dù vậy, kỹ thuật điều chỉnh gene trước đó, như trường hợp của David Vetter, không hồi phục hoàn toàn khả năng miễn dịch của bệnh nhân hoặc dẫn đến tác dụng phụ nghiêm trọng là bệnh bạch cầu.
Năm 2019, các nhà khoa học của Bệnh viện St. Jude Children's Research đã phát hiện phương pháp chữa trị mới cho người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng. Đó là ứng dụng kỹ thuật trị liệu gene, tái tạo hệ miễn dịch. Điều này khắc phục liệu pháp gene có nhiều rủi ro trước đó.
Theo tạp chí Health, các bác sĩ lấy tế bào gốc từ tủy xương của một đứa trẻ mắc bệnh, chèn một gene IL2RG bình thường vào. Sau đó, họ truyền những tế bào đã được chỉnh sửa gene ngược lại vào cơ thể bệnh nhân. Toàn bộ quá trình diễn ra trong 10 ngày. Thời gian này, bệnh nhân được hóa trị 2 lần với liều thấp.
8 trẻ sơ sinh mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng được điều trị liệu pháp mới trên từ tháng 9/2016 đến tháng 3/2018. Kết quả tất cả bệnh nhân còn sống. Trung bình 16,4% bệnh nhân xuất viện, quay trở lại cuộc sống và phát triển chiều cao, cân nặng bình thường.
Một trong 8 đứa trẻ được chữa trị bằng liệu pháp mới là Ja'Ceon Golden, sinh năm 2016, ở Mỹ.
Khi vừa chào đời, Golden đã được chẩn đoán mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng và phải gắn liền với bệnh viện, phòng vô trùng trong khoảng thời gian tiếp theo.
Dì của Golden, Dannie Hawkins, trước khi chăm sóc cho cháu trai phải vệ sinh và khử khuẩn tay kỹ. Điều này giảm nguy cơ tử vong cho Golden. Nước để sử dụng cho
Đến 8 tháng tuổi, bệnh nhi này đã được tham gia thử nghiệm liệu pháp chữa trị mới. Theo CNN, kết quả ghi nhận rất khả quan. Hiện tại, sau 4 năm chữa trị bằng phương pháp mới do Bệnh viện Nhi đồng Benioff (thuộc Đại học California, San Francisco, Mỹ) thực hiện, Golden có thể đi lại, sống cuộc đời bình thường. Phương pháp mới này do Bệnh viện Nhi St. Jude ở Memphis, Mỹ, chủ trì.
Khoảnh khắc nhìn thấy cháu trai có thể tự do đi lại ngoài trời, Dannie Hawkins, dì của bệnh nhân, không giấu nổi xúc động. “Đó là điều may mắn với chúng tôi”, CNN dẫn lời bà Hawkins.
Theo tiến sĩ Ewelina Kamila Mamcarz (Bệnh viện Nhi St. Jude), liệu pháp của họ có thể khôi phục 100% hệ thống miễn dịch trên hầu hết bệnh nhân tham gia thử nghiệm. Điều đó có nghĩa họ hồi phục hoàn toàn. Đây là lần đầu tiên y văn ghi nhận bước đột phá này.
Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là hệ miễn dịch của bệnh nhân sẽ tồn tại bao lâu? Dù vậy, đây vẫn là công trình đặc biệt, mang lại kết quả giá trị cho những người mắc chứng suy giảm miễn dịch nghiêm trọng.
Theo Zing
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm