Hướng dẫn người bệnh cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Kiểm tra đường huyết tại nhà một cách rất tốt để bạn chủ động chăm sóc, bảo vệ và xử lý kịp thời những vấn đề sức khỏe của mình, đặc biệt đây là việc rất nên làm đối với những người bệnh mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh cần biết cách thử tiểu đường tại nhà nhằm theo dõi chỉ số đường huyết, kiểm soát tốt bệnh, phòng ngừa biến chứng có thể gây hại đến tính mạng.
04/08/2023 16:51

Tại sao nên tự kiểm tra đường huyết tại nhà?

Người bệnh tự theo dõi lượng đường trong máu góp phần rất quan trọng trong điều trị. Với cách kiểm tra đường huyết thường xuyên tại nhà, thông qua các chỉ số (đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn,…), người bệnh có thể thay đổi lối sống, điều chỉnh chế độ ăn uống để duy trì lượng glucose ở mức ổn định. Nhờ việc ý thức sức khỏe, người bệnh đái tháo đường sẽ ngừa được các biến chứng ảnh hưởng đến các bộ phận như: mắt, tim, tổn thương thận, thần kinh, hôn mê đái tháo đường (một tình trạng cấp cứu với biến chứng nghiêm trọng, có khả năng đe dọa tính mạng ở người bệnh đái tháo đường type 1, 2).

Empty

Nếu quản lý tốt cách đo đường huyết tại nhà, người bệnh không chỉ ngừa được các biến chứng đái tháo đường mà còn xử lý kịp các tình huống khẩn cấp do bệnh tiểu đường gây ra như hạ đường huyết, tăng đường huyết,…

Thói quen kiểm tra đường huyết kiểm soát bệnh tiểu đường còn giúp bạn nhận lại nhiều lợi ích khác:

– Kế hoạch điều trị bệnh tiểu đường đang ở mức độ nào

– Tập thể dục và thức ăn đã ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu. Bạn có cần thay đổi món ăn hay duy trì chế độ ăn như cũ.

– Những vấn đề như bệnh tật và căng thẳng ảnh hưởng đến bệnh tiểu đường như thế nào.

– Thuốc tiểu đường hoạt động tốt như thế nào? Có cần phải báo bác sĩ thay đổi liều lượng thuốc?

– Nắm được thời điểm lượng đường trong máu quá cao hoặc quá thấp trong ngày.

Điều quan trọng là bạn cần phải tham vấn với bác sĩ nội tiết về các kết quả đường huyết bất thường trước khi tự thực hiện các quyết định xử trí khẩn cấp. Ngoài ra, việc khi lại kết quả đo đường huyết và cũng cấp cho bác sĩ mỗi lần đi tám khám cũng giúp bác sĩ có đầy đủ thông tin để kịp thời giúp bạn điều chỉnh chế độ thuốc điều trị, và tư vấn chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý.

Ai cần thử đường huyết tại nhà?

Đối với người bệnh đái tháo đường đang điều trị, chỉ số đường huyết ở những thời điểm khác nhau sẽ khác nhau:

– Chỉ số đường huyết khi đói <7,8 mmol/l

– Chỉ số đường huyết sau ăn (bất kỳ)

– Chỉ số đường huyết thấp (hạ đường huyết) <3,9 mmol/l

– Chỉ số đường huyết cao (tăng đường huyết) >13.9 mmol/l

Trường hợp nằm trong nhóm đối tượng dưới đây, bạn cần kiểm tra thường xuyên việc đo đường huyết tại nhà:

– Người đang dùng insulin

– Phụ nữ có thai

– Khó kiểm soát mức đường huyết, hoặc đường huyết thường xuyên không đạt mục tiêu (đường huyết hàng ngày và HbA1c)

– Người có mức đường huyết thấp, đặc biệt không có dấu hiệu cảnh báo

– Có ceton do lượng đường trong máu cao

Các bước kiểm tra tiểu đường bằng máy đo đường huyết

Empty

Bước 1: Rửa sạch và lau khô tay sau sát khuẩn. Nếu không, kết quả sẽ không chính xác.

Bước 2: Kiểm tra hạn sử dụng trên lọ chứa que thử. Không sử dụng que thử đã quá hạn sử dụng. Đóng chặt nắp sau khi lấy que thử ra khỏi lọ chứa. Lắp đầu điện cực kim loại của que thử vào máy đo.

Bước 3: Lắp kim lấy máu vào bút, thực hiện lấy máu. Lưu ý, sau khi đã chuẩn bị đầy đủ dụng cụ phải thực hiện ngay, tránh để lâu dễ bị oxy hóa. Vuốt nhẹ ngón tay để hỗ trợ máu lưu thông, việc này sẽ giúp bạn lấy được 1 giọt máu.

Bước 4: Cho giọt máu tiếp xúc với cạnh của que thử. Đảm bảo lượng máu ngấm vừa đủ vạch.

Bước 5: Ghi lại kết quả xét nghiệm để có thể chia sẻ với bác sĩ.

Dựa trên kết quả, người bệnh cũng có thể điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục hoặc thuốc uống.

Chỉ số đường huyết mao mạch của người bệnh tiểu đường so với người khỏe mạnh

Chỉ số đường huyết mao mạch bình thường ở từng nhóm người cụ thể như sau:

* Ở người khỏe mạnh

– Trước khi ăn: < 5,6 mmol/L

– Sau ăn 1-2 giờ (tính từ thời điểm bắt đầu ăn): < 7,8 mmol/L

* Ở phụ nữ có thai

– Trước khi ăn: <= 5,3 mmol/L

– 1 giờ sau ăn: <= 7,8 mmol/L

– 2 giờ sau ăn: <= 6,7 mmol/L

* Ở người bệnh tiểu đường

– Khi đói (nhịn ăn 8 tiếng): 4 – 7 mmol/l

– 2 giờ sau ăn: 4 -10 mmol/l

Tần suất kiểm tra đường huyết tại nhà cho người bệnh tiểu đường

Căn cứ vào tình trạng bệnh của mỗi người, bác sĩ khoa Nội tiết – Đái tháo đường sẽ khuyên nên thực hiện thử tiểu đường tại nhà với tần suất và thời gian tương ứng. Nếu người bệnh sử dụng insulin nhiều hơn một lần mỗi ngày hoặc sử dụng máy tiêm insulin, bác sĩ sẽ khuyên kiểm tra lượng đường trong máu ít nhất 4 lần mỗi ngày (sáng, trưa, tối, trước khi đi ngủ).

Ngoài ra, bạn cần kiểm tra đường huyết tại nhà nếu thuộc một trong những đối tượng sau:

– Đái tháo đường type 1: thử tiểu đường ít nhất 3 – 4 lần/ngày

– Đái tháo đường type 2: kiểm tra trước khi ăn sáng, trưa, chiều và sau bữa ăn 1-2 giờ; trước khi đi ngủ hay nghi ngờ có hạ đường huyết.

– Đái tháo đường thai kỳ:

– Tiền tiểu đường hoặc nghi ngờ các triệu chứng của bệnh tiểu đường.

Nếu đường huyết của bạn đã ổn định, tần suất đo đường huyết sẽ được giảm đi theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.

Ổn định đường huyết là mục tiêu chính trong điều trị bệnh tiểu đường, giúp ngăn cản sự tiến triển của bệnh cũng như phòng tránh các biến chứng nguy hiểm trên thận, mắt, thần kinh và làm giảm tuổi thọ của người bệnh. Thử đường huyết tại nhà giúp người bệnh có thể chủ động trong việc kiểm soát đường huyết từ đó dễ dàng hơn trong việc điều chỉnh để đường huyết luôn trong mức cho phép. Hi vọng với những chia sẻ trên đây sẽ góp phần hỗ trợ người bệnh trong việc điều trị căn bệnh này.

Ths.BS Nguyễn Thị Thùy Ngân, Trưởng Khoa Thận – Nội tiết, Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp Hải Phòng

comment Bình luận

largeer