Khánh Hòa: Dân nhận tiền hỗ trợ COVID-19, thôn thu lại để xây dựng nông thôn mới

Sau khi người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 thì thôn Thạnh Mỹ (xã Ninh Quang, TX. Ninh Hòa, Khánh Hòa) “vận động” nộp lại để xây dựng nông thôn mới.
By Quỳnh Trang (T/H)/ Sức Khỏe Cộng Đồng
05/09/2021 08:59

>>> Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

>>> Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Nhiều địa phương đang chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 cho lao động tự do. (Ảnh minh họa).

Nhiều địa phương đang chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 cho lao động tự do. (Ảnh minh họa).

Sự việc người dân nhận tiền hỗ trợ dịch COVID-19 thì thôn vận động thu lại để xây dựng nông thôn mới xảy ra trên địa bàn thôn Thạnh Mỹ, xã Ninh Quang, TX. Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.

Theo phản ánh: Trong tháng 8/2021, chính quyền xã Ninh Quang đã bắt đầu triển khai chi trả cho các đối tượng được thụ hưởng hỗ trợ dịch COVID-19. Tuy nhiên, thôn Thạnh Mỹ "vận động" 35 hộ dân nộp lại tiền hỗ trợ COVID-19 để "đóng bù" cho các khoản tiền nợ chưa trả trước đó như xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương.

Báo Tuổi Trẻ TP HCM dẫn lời bà P.T.K. (72 tuổi, trú thôn Thạnh Mỹ) cho biết: "Tôi buôn bán ở chợ Ninh Quang nên được hỗ trợ 2,1 triệu đồng. Sau khi nhận tiền hỗ trợ, cán bộ thôn Thạnh Mỹ yêu cầu tôi nộp lại 600.000 đồng tiền xây dựng nông thôn mới do nợ từ những năm trước. Nhưng dịch giã khó khăn, buôn bán không được. Tôi xin được đóng ở đợt sau hay giảm bớt tiền thu xuống khoảng 200.000 - 300.000 đồng nhưng họ không đồng ý, nên tôi đành phải đóng".

Ngoài hộ của bà K., 34 hộ dân khác trong thôn Thạnh Mỹ cũng phải nộp tiền xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương và các quỹ lệ phí từ 200.000 - 650.000 đồng.

Trước việc trên, một số người dân cho rằng, giữa lúc dịch bệnh, ảnh hưởng đến đời sống của người dân, trước chính sách nhân văn của Chính phủ, Nhà nước hỗ trợ dân tiền để vượt qua khó khăn thì việc thôn, xã yêu cầu dân đóng các khoản phí đó khiến nhiều bà con cảm thấy không hợp tình hợp lý.

Ông Phan Thanh Phúc - Trưởng thôn Thạnh Mỹ, cho hay trong đợt 1 thôn có 75 người được nhận tiền hỗ trợ khó khăn vì dịch COVID-19 theo diện lao động tự do.

Sau khi xã chi trả tiền, Ban nhân dân thôn đã "vận động" người dân đóng tiền xây dựng nông thôn mới, kiên cố hóa kênh mương và các tiền quỹ, tiền điện đường, phí thu gom rác thải. Sau đó 35 hộ đã đồng ý nộp tiền xây dựng nông thôn mới và kiên cố hóa kênh mương với mức đóng từ 200.000 - 600.000 đồng.

Báo Lao Động dẫn lời ông Trương Văn Hiến - Chủ tịch UBND xã Ninh Quang - xác nhận, trước đó cán bộ xã đã chi trả tiền hỗ trợ COVID-19 đến từng nhà cho nhóm người lao động tự do. Việc Ban đại diện thôn Thạnh Mỹ vận động người dân thu lại tiền hỗ trợ là tự ý, xã Ninh Quang không có chủ trương, không ủng hộ.

Ông Hiến giải thích thêm, vào năm 2013, HĐND xã Ninh Quang Khóa 13 ra Nghị quyết về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết HĐND xã được thông qua trong đó có nội dung, thống nhất thu 200.000 đồng/hộ/năm từ năm 2013, 2014, 2015 để xây dựng nông thôn mới.

Dù vậy nhưng đã 6 năm trôi qua, không ít hộ dân tại xã vẫn không đóng số tiền nói trên. Từ lý do này, thôn Thạnh Mỹ đã tự ý vận dụng rồi đưa ra quyết định “truy thu” tiền xây dựng nông thôn mới ngay khi bà con nhận tiền hỗ trợ COVID-19.

Ông Trương Văn Hiến khẳng định, việc thôn Thạnh Mỹ tự ý truy thu tiền của người dân dù lý do gì đi nữa cũng không đúng. Chính quyền đã yêu cầu đại diện thôn xin lỗi và trả lại toàn bộ số tiền truy thu của 35 hộ dân trước đó.

Bà Nguyễn Thị Hồng Hải - Phó Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa - thông tin, sau khi nắm được thông tin một thôn ở xã Ninh Quang truy thu tiền hỗ trợ COVID-19 của người dân, thị xã Ninh Hòa đã yêu cầu xã báo cáo toàn bộ vụ việc. Quan điểm của thị xã là nếu làm sai sẽ xử lý nghiêm, không bao che.

Trong giai đoạn này, người dân ai cũng khó khăn, không thể có chuyện truy thu tiền hỗ trợ COVID-19. Tiền nào ra tiền đó, tiền hỗ trợ thì phải đến tay dân để họ sống qua giai đoạn khó khăn chứ không thể thu tiền kiểu lạ kỳ như thế” - bà Nguyễn Thị Hồng Hải khẳng định.

comment Bình luận

largeer