Lá lộc mại có chữa được táo bón không?
Suýt mất mạng vì chữa táo bón bằng cây lộc mại
Vì nghe lời truyền miệng dân gian nhiều người đã lấy lá cây lộc mại về để chữa táo bón nhưng lại nhận lại hậu quả nghiêm trọng.
Vào tháng 5/2017, khoa Hồi sức Tích cực chống độc, bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An cho biết, vừa mới tiếp nhận điều trị bệnh nhân La Thanh N. (SN 1980), trú huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng.
Theo gia đình bệnh nhân, anh N. có tiền sử bệnh táo bón . Thời gian gần đây, bệnh tái phát nhiều lần, anh N. đã nghe theo một lời truyền miệng dân gian là uống nước lá cây lộc mại sẽ khỏi.
Thời gian đầu, anh N. hái một ít lá về nấu canh ăn để chữa bệnh. Thấy hiệu quả nên anh N. tiếp tục dùng lá lộc mại sắc trong ấm lớn để uống. Không ngờ, anh N. có biểu hiện mệt mỏi, sốt, vàng da, chóng mặt…
Sau 2 ngày, gia đình mới đưa nạn nhân tới bệnh viện Đa khoa huyện Con Cuông cấp cứu. Do tình trạng anh N. nguy kịch, bác sĩ đã chuyển bệnh nhân tới bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An để tiếp tục chữa trị.

Lá lộc mại có chữa được táo bón không? Nhiều bệnh nhân dùng lá lộc mại bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng
Tại đây, các bác sĩ xác định bệnh nhân đã bị nhiễm độc gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng nên lập tức truyền máu, cấp cứu.
Mới đây nhất vào ngày 24/5/2018, khoa Cấp cứu chống độc, Bệnh viện Nhi Trung ương, tiếp nhận bệnh nhi Trần Thanh Thảo (đã đổi tên, một tuổi, ở Phú Thọ) trong tình trạng da xanh, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ, xét nghiệm huyết sắc tố hạ thấp ở mức 64g/l, bilirubin máu toàn phần tăng cao 93,7 umol/l, bilirubin gián tiếp 84 umol/l.
Bé được chẩn đoán ngộ độc lá lộc mại gây tan máu cấp, thiếu máu nghiêm trọng và lập tức được truyền máu cấp cứu.
Trước đó, thấy con bị táo bón, điều trị bằng men tiêu hóa một tuần không đỡ, gia đình nghe lời người quen hái lá lộc mại về nấu cháo cho bé ăn.
Sau hai lần ăn cháo, bé Thảo đi tiểu màu đỏ, da xanh, mệt mỏi, chán ăn, sốt nhẹ. Xét nghiệm tại bệnh viện tuyến huyện cho thấy cháu bị thiếu máu nặng. Bệnh nhi được chuyển ngay đến Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
Sau 4 ngày nhập viện điều trị, hiện tình trạng của bệnh nhi ổn định, bé đã được xuất viện.
Lá lộc mại có chữa được táo bón không?
Cây Lộc mại có tên khoa học là Mercurialis indica Lour (thuộc họ Thầu dầu Euphorbiaceae). Ở Việt Nam, cây có nhiều tên gọi khác nhau như: Lộc mại, Lục mại, Mọ trắng, Rau mại, Rau mọi và có nhiều loại như: Lộc mại trái láng, lộc mại lá dài, lộc mại nhỏ.
Lộc mại là cây gỗ nhỏ hoặc lớn, có thể cao đến 15m. Lá đa dạng, phiến hình bầu dục dài 10 - 14cm, gốc lá có khía hơi lõm, mép răng thưa, mỏng, có lông dày hoặc thưa có đốm trong, cuống ngắn hay dài đến 10cm. Cụm hoa dài có lông dày, hoa đực, dài 20cm lông thưa, ngắn ở chùm hoa cái. Hoa đực có 15 - 20 nhị, hoa cái có bầu 2 - 3 ô, mỗi ô một noãn. Quả nang có lông dày dài khoảng 1cm. Hạt dài 3mm, màu trắng. Lộc mại ra hoa tháng 5 - 8, kết quả vào tháng 7.

Lá lộc mại có chữa được táo bón không? Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về việc loại lá này chữa được táo bón
Cây lộc mại thường mọc hoang phổ biến ở rừng núi và đồng bằng các tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Hà Giang, Hà Tây, Bấc Cạn, Thái Nguyên, Hòa Bình. Tại những nơi này người dân thường hái lá về làm thuốc hoặc nấu canh ăn.
TS.BS Lê Ngọc Duy giải thích lá lộc mại hay một số nơi gọi là “lá mọi” là lá của cây lộc mại, một loại cây cao khoảng 2-3 m mọc hoang dại. Y văn Việt Nam chưa ghi nhận nghiên cứu về loại cây này.
Do có tác dụng nhuận tràng khi dùng liều nhỏ và tác dụng tẩy khi dùng liều lớn, người dân một số nơi thường mách nhau dùng lá này chữa táo bón, kiết lỵ…
Tuy nhiên, nếu dùng với số lượng lớn, lá cây lộc mại có thể gây ngộ độc. Các biểu hiện thường gặp sau khi ăn là nhịp tim nhanh, bệnh nhân mệt yếu, da xanh, ăn không tiêu, đầy bụng, đau vùng ruột, đi ngoài lỏng hoặc táo bón. Trẻ có nước tiểu màu đỏ, đái vặt và buốt.
Nguy cơ ngộ độc lá lộc mại đã được cảnh báo nhiều lần trên các phương tiện thông tin truyền thông nhưng một số gia đình vẫn sử dụng lá này để chữa bệnh, gây nguy hiểm cho tính mạng của người thân.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm