Lai Châu: Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng mùa khô năm 2024 - 2025
Chỉ thị nêu rõ: Trong thời gian qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo; các sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố đã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lâm nghiệp, góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm về bảo vệ rừng và PCCCR của các chủ rừng và Nhân dân; các lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, kiểm lâm, các tổ chuyên trách bảo vệ rừng đã thực hiện tốt quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; các hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, đúng quy định. Tuy nhiên, trong 09 tháng đầu năm 2024, thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng, khô hanh kéo dài trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 42 vụ cháy làm ảnh hưởng 58,85 ha rừng tự nhiên, rừng trồng.
Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo những tháng cuối năm 2024 và đầu năm 2025, hiện tượng ENSO (bao gồm El Nino và La Nina) đang trong trạng thái trung tính có khả năng chuyển sang trạng thái La Nina, nước ta sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp, do đó nắng nóng gay gắt sẽ diễn ra ở nhiều địa phương, trong đó có tỉnh Lai Châu, lượng mưa thấp hơn từ 5-15% so với trung bình nhiều năm, nguy cơ xảy ra cháy rừng là rất cao. Tính đến ngày 31/12/2023, tỉnh Lai Châu có 494.841,24 ha rừng (trong đó xác định có 229.682,51 ha rừng thuộc vùng trọng điểm nguy cơ cháy rừng cao và rất cao). Để chủ động thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR, giảm thiểu đến mức thấp nhất số vụ cháy và diện tích rừng bị cháy trong mùa khô hanh năm 2024 - 2025, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện các nội dung sau:
(Ảnh minh họa: Báo Lai Châu)
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
Tiếp tục chỉ đạo triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Lâm nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật; Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng cháy và chữa cháy rừng; Công văn số 1643/BNN-KL ngày 08 tháng 3 năm 2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý, bảo vệ rừng, PCCCR; Kế hoạch số 1739/KH-UBND ngày 10/5/2024 của Uỷ ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 29/NQ-CP ngày 8/3/2024 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 61-KL/TW ngày 17/8/2023 của Ban Bí thư và các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh về lâm nghiệp.
Chỉ đạo các Ban Chỉ huy PCCCR tại địa phương tổng kết rút kinh nghiệm công tác bảo vệ rừng, PCCCR năm 2024. Củng cố, kiện toàn và tăng cường hoạt động của Ban Chỉ huy PCCCR các cấp tại địa phương; duy trì các tổ đội chuyên trách bảo vệ rừng thôn bản; rà soát, bố trí lực lượng, phương tiện chủ động sẵn sàng tham gia chữa cháy rừng theo đúng phương châm “bốn tại chỗ”. Trong thời gian nắng nóng, nguy cơ cháy rừng từ cấp III trở lên, chỉ đạo các Ban Chỉ huy PCCCR cấp xã phải phân công thành viên, cán bộ ứng trực 24/24 giờ kể cả các ngày nghỉ, ngày lễ, tết để tiếp nhận thông tin báo cháy; tăng cường lực lượng tuần tra để phát hiện sớm đám cháy rừng và thảm cỏ để triển khai kịp thời các biện pháp chữa cháy kịp thời, hiệu quả; kiểm soát chặt chẽ người ra vào những khu vực rừng có nguy cơ cháy cao; nghiêm cấm các hoạt động có sử dụng lửa trong rừng, ven rừng.
Tăng cường kiểm tra, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định pháp luật về lấn chiếm đất rừng, chặt phá, khai thác rừng, mua, bán lâm sản, săn bắt động vật hoang dã, chuyển đổi mục đích sử dụng rừng không đúng quy định của pháp luật.
Chỉ đạo các phòng chuyên môn, Uỷ ban nhân dân cấp xã và các đơn vị liên quan tập trung nguồn lực, chủ động và quyết liệt trong tổ chức thực hiện công tác bảo vệ rừng và PCCCR; gắn trách nhiệm của các chủ rừng và Nhân dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng với việc thực hiện chi trả dịch vụ môi trường rừng.
Chỉ đạo các chủ rừng phối hợp các địa phương bố trí lực lượng trực canh gác phát hiện sớm lửa rừng; tổ chức tuần tra, kiểm tra, giám sát chặt chẽ người ra, vào các khu vực rừng trọng điểm dễ cháy trong thời gian cao điểm nắng nóng; chủ động chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị, dụng cụ chữa cháy để sẵn sàng tham gia chữa cháy khi có cháy rừng xảy ra.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thường xuyên theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm tại trang điện tử kiemlam.org.vn; kịp thời thông báo cấp dự báo cháy rừng cho Trung tâm Văn hoá, Thể thao và Truyền thông huyện, thành phố và hệ thống loa phát thanh của xã, thôn (bản), tuyên truyền lưu động và các hình thức phù hợp nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của chủ rừng, Nhân dân; khi xảy ra cháy rừng phải triển khai ngay lực lượng chữa cháy và thực hiện nghiêm chế độ thông tin, báo cáo về Ban Chỉ huy PCCCR của tỉnh thông qua cơ quan thường trực Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo số điện thoại: 0973.883.705 hoặc 0912.928.767 để tổng hợp và tham mưu cho Trưởng Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có phương án chỉ đạo.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật nếu buông lỏng, thiếu trách nhiệm trong quản lý, chỉ đạo để xảy ra cháy rừng, phá rừng, khai thác, mua bán, vận chuyển lâm sản trái pháp luật trên địa bàn.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh tổng kết công tác PCCCR năm 2024; tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị, chủ rừng thực hiện nghiêm các biện pháp PCCCR theo phương châm “bốn tại chỗ”. Phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao ý thức, trách nhiệm trong công tác PCCCR. Chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện, thiết bị, dụng cụ, ứng cứu chữa cháy rừng khi có cháy lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm phối hợp lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án PCCCR của các chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý rừng theo quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, cảnh báo cấp dự báo cháy rừng để phối hợp với các cơ quan thông tin, truyền thông tổ chức tuyên truyền đến người dân khi cấp dự báo cháy rừng ở Cấp IV và Cấp V; theo dõi thông tin cảnh báo cháy rừng trên hệ thống thông tin cảnh báo cháy sớm của Cục Kiểm lâm để kiểm tra, xác minh, có phương án ứng phó kịp thời. Bố trí lực lượng thường trực 24/24 giờ để tiếp nhận thông tin tình hình cháy rừng tại các địa phương, đơn vị; tổng hợp tình hình thực hiện của các địa phương, đơn vị, diễn biến tình hình cháy rừng trên địa bàn tỉnh, kịp thời báo cáo Trưởng Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh để có phương án huy động lực lượng, phương tiện ứng cứu chữa cháy rừng khi cần thiết.
Theo dõi, tổng hợp định kỳ (hoặc đột xuất khi có yêu cầu) báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn tỉnh.
Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
Chủ động sẵn sàng lực lượng, phương tiện để tham gia chữa cháy rừng; chỉ đạo các đơn vị trực thuộc sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời ứng cứu các tình huống khẩn cấp về cháy rừng khi có yêu cầu của địa phương.
Công an tỉnh chỉ đạo Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng và chính quyền địa phương điều tra, xác minh, làm rõ nguyên nhân, truy tìm đối tượng gây cháy rừng, phá rừng, khai thác lâm sản trái phép để xử lý theo quy định của pháp luật; chỉ đạo lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn cứu hộ phối hợp cơ quan Kiểm lâm hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng và Ủy ban nhân dân cấp xã được giao quản lý rừng theo quy định tại khoản 4 Điều 45 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp.
Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành có liên quan nghiên cứu, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, cân đối, bố trí kinh phí hoạt động cho Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh để đảm bảo thực hiện công tác quản lý, bảo vệ rừng và PCCCR khi có yêu cầu.
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Lai Châu, các cơ quan báo chí Trung ương thường trú trên địa bàn tỉnh
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Kiểm lâm), chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan tăng cường công tác tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện nghiêm các quy định của Nhà nước về bảo vệ rừng, PCCCR; nêu gương các cá nhân, tổ chức làm tốt công tác bảo vệ rừng, PCCCR; thường xuyên cập nhật kịp thời đưa tin cảnh báo, cấp dự báo cháy rừng trong thời gian cao điểm nắng nóng để người dân biết, chủ động phòng ngừa.
Đề nghị Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội
Chỉ đạo các cấp Hội, các tổ chức thành viên phối hợp với các cơ quan chức năng tuyên truyền vận động Nhân dân thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng và PCCCR trên địa bàn; sẵn sàng tham gia ứng phó chữa cháy rừng, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Các thành viên Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh theo nhiệm vụ, quyền hạn, chủ động tham mưu Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh tăng cường chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc xây dựng và thực hiện kế hoạch bảo vệ rừng và PCCCR trong mùa khô năm 2024-2025.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, tỉnh, thành viên Ban Chỉ huy PCCCR tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện Chỉ thị này.
Cẩm Đào
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm