Làm thế nào để trẻ không bị nôn trớ khi ăn?

Tình trạng nôn mửa ở trẻ em khiến nhiều bà mẹ bỉm sữa phải lo lắng mỗi khi cho con ăn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ về những biện pháp giúp em bé không nôn trớ khi ăn hiệu quả
25/07/2018 07:01

Vì sao trẻ em trớ khi ăn?

Theo những chuyên gia thì việc nôn trớ thường xuất hiện ở những trẻ em khỏe mạnh ngay từ mới chào đời. Tình trạng này có thể hết khi trẻ từ 12-14 tháng tuổi. Trẻ em dưới 6 tháng thường xảy ra hiện tượng này.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do đặc điểm của dạ dày của trẻ đang hoàn thiện dần dần, đặc biệt là những cơ thắt giữa của dạ dày và thực quản.

Empty

Làm thế nào để trẻ không bị nôn trớ khi ăn? Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do đặc điểm của dạ dày của trẻ đang hoàn thiện dần dần, đặc biệt là những cơ thắt giữa của dạ dày và thực quản

Có nhiều cách để hạn chế tình trạng nôn trớ ở trẻ em. Tuy nhiên không phải biện pháp nào cũng mang lại hiệu quả tối ưu. Sự thành công của những biện pháp này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự kiên trì của phụ huynh hay cách thực hiện có đúng hay không. Dưới đây sẽ là những biện pháp hữu hiệu nhất mà các bà mẹ bỉm sữa có thể áp dụng.

Những biện pháp giúp trẻ không nôn trớ khi ăn

1. Chia khẩu phần sữa (sữa mẹ/sữa công thức) thành nhiều bữa

Các thực hiện không hề phức tạp. Các bà mẹ cần lưu ý những điều sau: Khi cho con bú trẻ có thể chỉ nhận được sữa đầu và cung cấp phần lớn là  protein mà không nhận được sữa cuối.

Để khắc phục tình trạng này bà mẹ có thể thực hiện vắt bớt lượng sữa đầu ra bằng những phương thủ công hoặc dùng máy để đảm bảo trẻ có thể nhân được cả lượng sữa đầu và sữa cuối vào mỗi một bữa ăn.

2. Bế trẻ ở tư thế đầu cao

Đây là phương pháp nhiều bà mẹ bỉm sữa biết đến nhiều nhất. Tuy nhiên phương pháp này không hẳng giúp tránh được tình trạng nôn mửa của trẻ khi cho con bú. Bởi lẽ khi bú mẹ hay bú bình thì trẻ sẽ nuốt phải một lượng hơi nhất định vào trong dạ dày.

Empty

Làm thế nào để trẻ không bị nôn trớ khi ăn? Có nhiều cách để trẻ không bị trớ

Với lượng không khí này sẽ làm tăng thể tích của các chất lỏng và có xu hướng đẩy lên trên dạ dày. Chính vì vậy ngoài việc việc bế đầu trẻ cao hơn thì các bà mẹ nên đẩy hơi ở dạ dày của trẻ trước khi cho trẻ nằm xuống.

Cách thực hiện khá đơn giản: Mẹ chỉ cần bế ép bụng của trẻ lên vai mình cho tới khi nào trẻ có một tiếng "ợ" được phát ra.

3. Sử dụng thuốc chống nôn trớ

Bản chất của việc sử dụng thuốc chống nôn trớ không gây hại cho trẻ vì chúng làm giảm co bóp cơ trơn của dạ dày như vậy có thể hạn chế sự nôn trớ hiệu quả. Tuy nhiên, đảm bảo cho sức khỏe của trẻ bạn không nên sử dụng quá 3 lần trong một ngày. Chính vì vậy, bà mẹ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không được tự ý cho trẻ uống thuốc bừa bãi và nghe theo những lời người thân không có chuyên môn.

4. Chuyển chế độ ăn từ lỏng sang đặc

Nhiều bà mẹ thấy tình trạng con dưới 6 tháng tuổi nhưng vẫn xảy ra tình trạng nôn trớ nên đã chuyển sang chế độ ăn đặc hơn hoặc có thể là bán đặc điển hình là cháo. Điều này cũng có thể giúp cho trẻ giảm được những cơn nôn mửa. Tuy nhiên, cách này không nên áp dụng trẻ dưới 6 tháng bởi vì hệ thống tiêu hóa của trẻ chưa phát triển toàn diện. Chính vì vậy mà lượng men amilase có trong dạ dày không đáp ứng đủ để tiêu hóa lượng tinh bột. Vì vậy trẻ dễ bị gặp những vấn đề về tiêu hóa thậm chí có trẻ dễ bị nghẹn do thức ăn đặc hoặc bán đặc.

Chính vì vậy, bậc cha mẹ nên xem xét thật kỹ trước khi cho bé ăn đặc bằng tinh bột.

comment Bình luận

largeer