Lấy ráy tai khô bị chảy máu có gây điếc không?

Nhiều người thường có thói quen lấy ráy tai khô nhưng không biết rằng đây là hành động tiềm ẩn nhiều nguy hiểm khôn lường.
28/12/2017 11:02

Lấy ráy tai khô bị chảy máu có gây điếc không?

Chào bác sĩ, mình là Minh Tâm (35 tuổi), tôi không hiểu tại sao hai bên tai mình thường xuyên ngứa ngáy và rất nhiều ráy tai khô. Để loại bỏ cơn ngứa tôi thường sử dụng ngón tay út hoặc dụng cụ lấy tai khô bằng sắt. Một ngày tôi có thể ngoáy từ 5 – 7 lần, đôi khi lấy ráy tai bị chảy máu. Xin hỏi bác sĩ, tần xuất ngoáy ráy tai nhiều như vậy có gây ra tổn thương hoặc gây điếc vĩnh viễn không? Chân thành cám ơn bác sĩ!

Chào bạn Minh Tâm,

Lấy ráy tai là thói quen thường ngày của nhiều người. Đây là cách đơn giản nhất để lấy rái tai và loại bỏ cơn ngứa ở bên trong tai. Từ  2 – 3 ngày lấy ráy tai 1 lần là chuyện hết sức bình thường. Tuy nhiên, với tần xuất lấy ráy tai liên tục 5 – 7 lần/ngày kèm theo lấy ráy tai bị chảy máu của bạn là vấn đề cực kỳ nguy hiểm.

Ráy tai là bộ phận có nhiệm vụ bảo vệ thành ống tai, do trong thành ống tai có chất kháng sinh, có chất kết dính để bẫy, dính vi khuẩn. Ráy tai phủ một lớp mỏng trên da ống tai, đóng vai trò như một “vệ sĩ” ngăn ngừa vi khuẩn tấn ông vào các tổ chức của ống tai, đe dọa tính giác.

Lay ray tai kho bi chay mau co gay diec khong

Lấy ráy tai khô bị chảy máu có gây điếc không? Lấy ráy khô với tần xuất lớn có thể làm chảy máu gây viêm nhiễm tai, thậm chí là gây điếc vĩnh viễn

Lấy ráy tai khô có thể tạo cảm giác “sướng 1 nhưng lại hại 10” cho bạn:

Đầu tiên, lấy ráy tai thường xuyên gây tổn thương ống tai. Vì da tai trong ống tai khá mềm và non. Nếu lấy ráy tai không cẩn thận sẽ dễ bị nhiễm vi khuẩn, viêm có mủ. Thậm chí còn gây nguy cơ rách tai, đau đớn và điếc tai.

Thứ hai, lấy ráy tai bằng que sắt, lấy ráy tai có đèn cũng gây ảnh hưởng đến thính giác, đau nhức tai.

Thứ ba, lấy rái tai khô với tần xuất liên tục làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh như viêm ống tai, mọc nấm trong cơ quan thính giác. Đặc biệt, nếu lấy ráy tai bằng các dụng cụ như que sắt, móc chìa khóa có thể làm tăng nguy cơ nấm tai và nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Trong trường hợp của bạn Minh Tâm, tôi khuyên bạn nên đến ngay bệnh viện tai mũi họng để thăm khám để tìm hiểu xem tai có bị tổn thương do mức độ lấy ráy tai liên tục không.

Đồng thời, bạn cũng cần hạn chế tối đa việc ngoáy ráy tai bằng tay, bằng đồ sắt hoặc bong ngoáy tai. Bạn Minh Tâm nên tìm đến các địa chỉ lấy ráy tai ở bệnh viện để đảm bảo an toàn.

comment Bình luận

largeer