Đau xương cụt ở mông là dấu hiệu bệnh gì?
Đau xương cụt là gì?
Xương cụt hay còn được gọi là xương cùng vì nó nằm ở cuối cùng phần xương sống. Nó được nối với hông và cấu tạo bởi 5 đốt sống thành hình tam giác. Khi bị đau xương cụt người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức tại vị trí mông và hông. Nếu cơn đau nặng hơn sẽ khiến bệnh nhân đau lan cả vùng háng và chân.
Nguyên nhân gây ra đau xương cụt
Có nhiều nguyên nhân khiến xương cụt bị đau mà bạn có thể gặp dưới đây:
- Do chấn thương: Đây là một nguyên nhân phổ biến nhất khiến xương cụt của bạn bị đau. Các tình trạng chấn thương có thể xảy ra khi bệnh nhân bị té ngã, va đập, tai nạn, ngồi lâu trong thời gian dài, bệnh nhân ngồi sai tư thế. Lúc này phần xương cụt của bạn bị tổn thương và gây ra nhiều đau đớn.

Đau xương cụt ở mông là dấu hiệu bệnh gì? Chấn thương, bệnh xương khớp, tuổi tác... đều có thể gây ra đau xương cụt
- Dấu hiệu mắc một số bệnh về xương khớp: Một số bệnh xương khớp có thể ảnh hưởng đến xườn cụt và các bộ phân xương khớp khác. Có thể kể các bệnh như: bệnh lý viêm khớp, thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm, gai đốt sống,… Đều có thể khiến xương cụt của bạn bị đau.
- Do tuổi tác: tuổi tác có liên quan trực tiếp tới tình trạng thoái hóa của xương. Khi tuổi càng cao thì đồng nghĩa với việc quá trình thoái hóa khớp xương cũng diễn ra mạnh mẽ và chắc năng xương khớp cũng suy yếu dần. Khi các chức năng của khớp bắt đầu bị thoái hóa thì các cơn đau sẽ xuất hiện là điều không thể tránh khỏi.
- Phụ nữ mang thai: Khi phụ nữ đang trong thai kỳ sẽ khiến trong lượng cơ thể tăng lên bà trong tâm sẽ dồn về phía sau. Điều này làm thay đổi cấu trúc sống lưng và tạo áp lực lên vùng hông và gây đau xương cụt. Do vùng hông của chị em chưa thích ứng kịp thời nên gây ra các cơn đau tại vùng xương cụt ở mông. Ngay cả sau khi sinh xương hông hay xương cụt chưa thể thích ứng kịp thời cũng sẽ dấn đến đai nhức.
- Dấu hiệu bệnh phụ khoa: Khi mắc một số bệnh phụ khoa cũng sẽ gây ra chứng đau xương cùng ở mông. Phổ biến có thể kể đến các bệnh như: viêm xương chậu, đau xương cụt do sai lệch vị trí, bệnh liên quan đến cơ quan sinh dục, viêm nhiễm vùng chậu, ung thư tử cung,…
Đau xương cụt ở mông có nguy hiểm?
Tùy vào từng mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe của bệnh nhân cũng như nguyên nhân gây ra bệnh mà đánh giá được đau xương cụt ở mông có nguy hiểm không. Tuy nhiên trong tất cả các ca bệnh thì đau xương cụt ở mông đa số đều không nguy hiểm. Nhưng nó lại ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống sinh hoạt của người bệnh.

Đau xương cụt ở mông là dấu hiệu bệnh gì? Đau xương cụt đa số không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống sinh hoạt
Khi người bệnh di chuyển hoặc vận động thì tại vùng xương bị viêm sẽ gây ra đau đớn rất nhiều. Đôi khi cơn đau còn lan cả xuống vùng mông và 2 chân. Nếu nguyên nhân gây đau xương cụt là do chấn thương thì bệnh nhân không cần quá lo lắng. Tình trạng đau sẽ được khắc phục bằng việc hạn chế vận động và nghỉ ngơi sau một thời gian, bệnh tự khắc sẽ khỏi.
Trong các trường hợp cần thiết thì bệnh nhân có thể can thiệp bằng một số phương pháp điều trị để giảm thiểu triệu chứng bệnh như: chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý; chế độ dinh dưỡng giàu canxi, magie và các khoáng chất cần thiết cho xương khớp; vận động nhẹ nhàng với các bài tập thể dục phù hợp.
Tuy nhiên nếu như đau vùng xương cụt là dấu hiệu của bệnh lý thì việc điều trị là cần thiết để khắc phục cơn đau cũng như giúp bệnh nhân có thể sinh hoạt lại bình thường. Các bệnh lý gây ra đau xương cụt như: thoái hóa hoặc thoát vị đĩa đệm, thoái hóa khớp, gai đốt sống,… Và nếu như các bệnh này không được điều trị kịp thời thì cũng giống như các bệnh về xương khớp khác, khi tiến triển nặng hơn sẽ gay ra cứng khớp, dinh khớp, biến dạng khớp...
Khi đau xương cụt cần làm gì?
Khi cơ thể có dấu hiệu đau xương cụt thì bạn cần xem xét và tìm ra nguyên nhân bệnh. Từ đó mà có thể tìm ra cách khắc phục bệnh. Thăm khám sớm sẽ là phương pháp đơn giản nhất giúp bạn có những chỉ định kịp thời từ bác sĩ.

Đau xương cụt ở mông là dấu hiệu bệnh gì? Bạn nên đi khám sớm để có những chỉ định kịp thời từ bác sĩ khi bị đau xương cụt
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị đau xương cụt như: chườm nóng, xoa bóp, bấm huyệt, nghỉ ngơi hợp lý... Bên cạnh đó là bạn cần có một chế độ ăn hợp lý và bổ dưỡng cùng với đó là những bài tập phù hợp để giúp bệnh có thể được cải thiện và phục hồi nhanh hơn.
Hy vọng với những chia sẽ của chúng tôi sẽ giúp bạn có thêm kiếm thức để bảo vệ sức khỏe mình. Chúc bạn luôn khỏe mạnh!

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xóa sổ vĩnh viễn Amidan quá phát 5 lần/năm bằng Coblator
Coblator là phương pháp vượt trội, đem đến trải nghiệm cắt amidan ít đau, ít chảy máu, nhanh chóng hồi phục. Câu chuyện của anh L.T.T tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc (TCI) là minh chứng điển hình cho hiệu quả của phương pháp này.June 18 at 8:30 am -
Hơn 1 triệu khách hàng thành công thoát mụn - “Con số biết nói” khẳng định chất lượng vượt trội của Phòng khám Da liễu LG
Nhu cầu điều trị mụn bằng phương pháp y khoa an toàn, bài bản ngày càng được chú trọng hơn bao giờ hết. Tại TP. HCM, Phòng khám Da liễu LG được nhiều người lựa chọn như một điểm đến tin cậy để cải thiện làn da, nhờ quy trình điều trị chuyên sâu, đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao cùng hệ thống công nghệ hiện đại.June 17 at 11:58 am -
Ninh Bình: Khai trương cửa hàng Alosuckhoe.vn Yên Mô - Mô hình mẫu của Đề án Người cao tuổi khởi nghiệp
Sáng ngày 14/6/2025, tại xóm 7, thôn Đồng Nhân, xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, tỉnh Ninh Bình, hệ thống siêu thị chăm sóc sức khỏe AloSuckhoe.vn đã chính thức khai trương quầy hàng mới - được xem là mô hình mẫu đầu tiên của đề án “Người cao tuổi khởi nghiệp” trên địa bàn tỉnh.June 16 at 4:53 pm -
Những loại sinh tố mùa hè hỗ trợ thanh lọc thận
Sinh tố từ các loại trái cây và rau củ giàu chất chống ôxy hóa, kali, vitamin C có công dụng hỗ trợ thanh lọc thận.June 13 at 5:33 pm