Luật sư: 'Cơ quan điều tra đủ căn cứ vào cuộc vụ ồn ào ca sĩ Thủy Tiên sao kê từ thiện'

Theo luật sư, ồn ào nghệ sĩ sao kê từ thiện trong đó có ca sĩ Thủy Tiên, MC Trấn Thành, Đàm Vĩnh Hưng đã đủ căn cứ để cơ quan điều tra vào cuộc làm rõ đúng sai.
By Hải Yến/ Sức Khỏe Cộng Đồng
06/09/2021 10:33

>>> Top Men - sản phẩm hỗ trợ sinh lý nam giới từ nguyên liệu tự nhiên

>>> Ca sỹ Duy Mạnh và ‘người bạn đồng hành thầm kín’ Top Men

Vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh trong một đợt phát tiền từ thiện cho bà con vùng lũ miền Trung.

Vợ chồng Thủy Tiên - Công Vinh trong một đợt phát tiền từ thiện cho bà con vùng lũ miền Trung.

Chủ đề nghệ sĩ sao kê từ thiện trở thành vấn đề nóng lan truyền trên mạng suốt thời gian dài qua được dư luận quan tâm.

Sau danh hài Hoài Linh, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, MC Trấn Hành đến lượt vợ chồng ca sĩ Thủy Tiên - Công Vinh cũng liên tục bị réo tên gần đây, mặc dù đã có lúc cặp đôi được tung hô như những "bà tiên, ông bụt" khi xả thân lội nước cứu trợ đồng bào giữa lúc bão lũ miền Trung hay hạn hán miền Tây.

Quan sát sự việc này các chuyên gia pháp lý, luật sư, các chuyên gia xã hội công tác trong lĩnh vực thiện nguyện đã đồng loạt lên tiếng, đưa ra những phân tích, căn cứ và bày tỏ mong muốn Cơ quan điều tra cần thiết vào cuộc làm rõ đúng, sai.

Đặc biệt, để tránh những ồn ào tiêu cực trên mạng xã hội như hiện nay ảnh hưởng đến niềm tin của công chúng, ảnh hưởng đến ý nghĩa, tinh thần nhân văn cao cả của việc từ thiện.

Không thể để tình trạng làm loạn mạng xã hội kéo dài

Theo dõi vụ việc này, luật sư Đặng Văn Cường - Trưởng VP Luật sư Chính Pháp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho rằng: Sự việc sao kê từ thiện bắt nguồn từ những bóc phốt trên mạng xã hội, thậm chí có cả việc nghệ sĩ, mc, ca sĩ bị chỉ tên đích danh.

Cũng từ đây mạng xã hội trở nên hỗn loạn hơn bao giờ hết với những hoạt động chửi bới, bởi móc, tìm kiếm thông tin cá nhân, xúc phạm lẫn nhau một cách vô tội vạ.

Số lượng các anti-fan, các hội nhóm mọc lên rất nhiều trên mạng xã hội để tẩy chay một số nghệ sĩ, ca sĩ, mc, cá nhân. Dư luận xã hội cũng phân chia thành những băng nhóm, bè phái công kích, chửi bới, xúc phạm lẫn nhau...

Điều này không chỉ ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội mà còn làm suy giảm niềm tin và đạo đức của con người, ảnh hưởng đến đạo đức xã hội và có thể làm suy giảm hiệu quả của hoạt động từ thiện chính đáng trong thời gian tới đây.

Cựu cầu thủ bóng đá Công Vinh lên mạng livestream lúc đêm 5/9 để phân trần về vấn đề sao kê, từ thiện của vợ.

Cựu cầu thủ bóng đá Công Vinh lên mạng livestream lúc đêm 5/9 để phân trần về vấn đề sao kê, từ thiện của vợ.

Bởi vậy đã đến lúc cơ quan chức năng cần phải tăng cường công tác quản lý trên không gian mạng, đồng thời xác minh làm rõ sự việc để xử lý những sai phạm theo quy định pháp luật.

Một chuyên gia xã hội cũng phẫn nộ chia sẻ: "Thật chưa bao giờ thấy không gian mạng lại hỗn loạn như bây giờ. Họ chửi bới, dùng những ngôn từ tục tĩu nhất để công khích, đả kích lẫn nhau khiến người xem cũng đỏ mặt".

Tại sao ca sĩ Thủy Tiên không mời cơ quan điều tra vào cuộc để chứng minh sự trong sạch, để Fan càng yêu mến hơn?

Đề cập đến ồn ào quanh chuyện của ca sĩ Thủy Tiên, luật sư Đặng Văn Cường cho biết: Sau khi bị réo tên với những nghi vấn khuất tất về vấn đề sao kê, từ thiện, ca sĩ Thủy Tiên cũng đã biết sự việc này và cũng đã lên mạng bày tỏ quan điểm, thậm chí đã khóc và tỏ ra bức xúc trước những đồn thổi, nghi ngờ.

Thủy Tiên cho rằng mình bị vu khống, bị xúc phạm và sự việc ăn chặn tiền từ thiện là hoàn toàn không có thật, không bao giờ làm... "Tuy nhiên điều khó hiểu là dù bị xúc phạm như vậy, bị vu khống, làm nhục như vậy, nhiều khán giả, người hâm mộ đã quay lưng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khỏe, thậm chí cả tài sản nhưng đến nay nữ ca sĩ này vẫn chưa có đơn tố cáo người réo tên mình?", Luật sư Cường bày tỏ.

Cũng theo luật sư, nếu thực sự bị oan ức, bị làm nhục, bị xúc phạm, ảnh hưởng đến danh dự nhân phẩm uy tín và đời sống như ca sĩ Thủy Tiên nói thì thì chị nên công khai tất cả các thông tin sao kê tài khoản từ thiện cũng như các khoản chi phí một cách chi tiết, có văn bản, có tính hệ thống, giải trình đầy đủ những câu hỏi thắc mắc của dư luận cho những người đã đóng góp tiền cho nữ ca sĩ này từ thiện.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng cơ quan điều tra cần vào cuộc điều tra, làm rõ những tranh cãi trên mạng về vấn đề nghệ sĩ từ thiện.

Luật sư Đặng Văn Cường cho rằng cơ quan điều tra cần vào cuộc điều tra, làm rõ những tranh cãi trên mạng về vấn đề nghệ sĩ từ thiện.

Bên cạnh đó, phải đưa sự việc ra pháp luật để cơ quan điều tra vào cuộc xác minh làm rõ và có kết luận đúng sai.

Ngược lại nếu ca sĩ Thủy Tiên càng chậm công khai thông tin sao kê, chậm giải thích về các nghi ngờ của dư luận và không đưa sự việc ra pháp luật thì càng mất uy tín và khiến cho nhiều người càng tin vào những chứng cứ mà mạng xã hội đã đưa ra.

"Nếu thực sự Thủy Tiên hoàn toàn trong sạch thì chỉ có cách làm như vậy cứu vãn được danh dự, uy tín và xử lý những người đã vu khống cho nữ ca sĩ này", luật sư Cường đưa ra lời khuyên dành cho nữ ca sĩ và cho rằng các nghệ sĩ, mc khác cũng nên làm như vậy.

Cơ quan điều tra đủ căn cứ vào cuộc

Luật sư Cường cũng cho rằng: Trong trường hợp ca sĩ Thủy Tiên không tố cáo, không đưa sự việc ra cơ quan điều tra nhưng có người khác tố cáo hoặc căn cứ vào thông tin dư luận nêu thì cơ quan điều tra cũng sẽ thụ lý tin báo thì cũng sẽ làm rõ sự việc, để xử lý những sai phạm của các bên liên quan theo quy định của pháp luật.

Bởi vậy càng đưa ra pháp luật hoặc cơ quan điều tra vào cuộc càng sớm thì càng có kết quả sớm, giải quyết được vấn đề dư luận cũng như đảm bảo công bằng cho các bên.

Cũng theo luật sư Cường, nếu doanh nhân Nguyễn Phương Hằng có các chứng cứ về hành vi chiếm đoạt tiền từ thiện của một số nghệ sĩ trong đó có Thủy Tiên thì bà ấy có quyền tố cáo đến cơ quan công an hoặc thông tin lên mạng xã hội.

Bà Nguyễn Phương Hằng liên tục livestream kêu tên các ca sĩ, nghệ sĩ về việc từ thiện khiến dân tình xôn xao.

Bà Nguyễn Phương Hằng liên tục livestream kêu tên các ca sĩ, nghệ sĩ về việc từ thiện khiến dân tình xôn xao.

Việc doanh nhân này công khai rõ thông tin danh tính cá nhân người vi phạm, thông tin về hành vi vi phạm lên mạng xã hội mà cơ quan điều tra tiếp cận được thông tin này thì cũng là căn cứ để cơ quan điều tra thụ lý tin báo chứ không cần phải có đơn tố cáo, tố giác tội phạm.

Nội dung này đã được quy định rất rõ trong phần xác minh tin báo tố giác tội phạm trong Bộ luật tố tụng hình sự và thông tư liên tịch năm 2017 của bộ công an, viện kiểm sát tối cao.

Hiện nay sự việc đã được đưa công khai lên mạng xã hội và Đài truyền hình VTV cũng đã đưa tin, bởi vậy cơ quan điều tra có đủ căn cứ để có thể thụ lý tin báo làm rõ sự việc và có kết luận giải quyết theo quy định của pháp luật.

"Trường hợp nội dung bà Phương Hằng đưa ra là đúng thì ca sĩ này sẽ bị xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4, Điều 174 hoặc tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 4, Điều 175 bộ luật hình sự năm 2015 và mức hình phạt sẽ rất nghiêm khắc.

Ngược lại, nếu kết quả điều tra không có sai phạm mà việc tố cáo là hoàn toàn không đúng sự thật thì người loan tin, bịa chuyện nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm của nữ ca sĩ sẽ bị xử lý hình sự về tội vu khống theo quy định tại Điều 156 Bộ luật hình sự năm 2015. Vấn đề này đúng hay sai, bên nào vi phạm pháp luật thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan điều tra", luật sư Cường nêu quan điểm.

Làm từ thiện phải xuất phát từ cái tâm, phải minh bạch rõ ràng

Hoạt động kêu gọi, vận động, tiếp nhận từ thiện của cá nhân như vậy vẫn là hoạt động tự phát, không có sự giám sát của bên thứ ba và thiếu quy định điều chỉnh của pháp luật, chủ yếu căn cứ vào giao dịch dân sự, ủy quyền miệng mà không có sự ràng buộc chặt chẽ giữa các bên liên quan, thiếu sự kiểm soát dẫn đến việc thất thoát phải nghi ngờ lẫn nhau là chuyện dễ hiểu.

Hoạt động từ thiện này hoàn toàn phụ thuộc vào niềm tin giữa những người gửi tiền và người nhận tiền. Niềm tin này cũng có thể thay đổi nếu như có những thông tin trái chiều hoặc tình cảm các bên thay đổi bởi vậy mâu thuẫn hoàn toàn có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Bởi vậy, để thực hiện được hoạt động thiện nguyện, giúp đỡ người khác bằng tiền huy động thì những người thực hiện hoạt động từ thiện cần phải thực hiện đầy đủ các bước như sau:

- Thông tin đưa ra để kêu gọi từ thiện phải rõ ràng, minh bạch về: mục đích từ thiện, đối tượng từ thiện, đối tượng đóng góp, tài sản đóng góp, phương thức thu nhận, phương thức quản lý, chế độ tài chính kế toán; chi phí cho việc quản lý, chi phí phát sinh trong quá trình thực hiện hoạt động từ thiện; cơ chế giám sát; Thời điểm thực hiện hoạt động từ thiện, thời điểm kết thúc hoạt động từ thiện; Những thủ tục công khai minh bạch báo cáo kết quả...;

- Thường xuyên cập nhật thông tin về số tiền đã tiếp nhận, tài sản đã tiếp nhận, phương thức quản lý và kế hoạch thực hiện từ thiện;

- Nếu số tiền tiếp nhận được lớn thì cần mời bên thứ ba tham gia giám sát, kiểm tra và phối hợp để thực hiện hoạt động từ thiện, nếu bên thứ ba là cơ quan chức năng phải cơ quan nhà nước thì càng thể hiện sự công khai minh bạch;

- Cần phải có một bộ phận kế toán phải thu quỹ riêng để quản lý, thống kê các khoản thu chi tài chính trong hoạt động từ thiện và có báo cáo cụ thể khi hoạt động từ thiện kết thúc....

- Cần phải lưu giữ tất cả các chứng cứ về số tiền thu, số tiền tri, các chi phí và xác nhận của các bên liên quan, kết quả kiểm tra giám sát của bên thứ ba để giải trình bất cứ khoản thu chi nào cho những người đã nộp tiền, đóng góp vào quỹ từ thiện đó.

Hoạt động từ thiện tự phát xuất phát từ cái tâm, bằng uy tín của người đứng ra kêu gọi. Bởi vậy nếu hoạt động từ điện thiếu chuyên nghiệp, hoặc vì lòng tham mà nhập nhèm, không công khai minh bạch thì người đứng ra kêu gọi sẽ bị mất uy tín, thậm chí số tiền lớn có thể khiến cho người đó sa ngã, chiếm đoạt và trở thành tội phạm.

Luật sư Đặng Văn Cường.

comment Bình luận

largeer