Mách bạn cách chữa nhiệt miệng “thần tốc” tại nhà

Nhiệt miệng luôn khiến bạn phải nhăn mặt với những vết loét khi vô tình chạm vào trong quá trình ăn uống. Vậy để “đánh bay” vết nhiệt trong nháy mắt mà không cần đến thuốc bạn có thể tham khảo những cách chữa nhiệt miệng tại nhà dưới đây.
11/06/2018 23:34

1. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng

Theo dân gian nhiệt miệng còn có tên gọi là bệnh viêm loét niêm mạc ở miệng. Đây là một bệnh lý thường xuyên xuất hiện do nhiều nguyên nhân.

Người bị nhiệt miệng thường có cảm giác đau rát, khó chịu khi nói chuyện và ăn uống. Những nốt nhiệt thường hay xuất hiện vùng lưỡi, phần môi trong, lợi hay ở bên trong thành má.

Vì đây là bệnh lý không quá khó chữa, tuy nhiên nếu để lâu dài nốt nhiệt sẽ ngày càng lan rộng và dãn đến chảy máu, nhiêm trùng. Trong dân gian có nhiều vị thuốc chữa nhiệt rất hiệu quả và nhanh chóng. Bạn hoàn toàn có thể áp dụng với những nguyên liệu cây nhà lá vườn.

cach tri nhiet mieng

2. Các cách chữa nhiệt thần tốc

Chữa nhiệt bằng nước muối loãng: Nước muối loãng có nhiều tác dụng với những bệnh lý liên quan đến miệng và cổ họng vì có tác dụng sát khuẩn hiệu quả. Những vết loét sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt khi bạn sử dụng nước muối loãng súc miệng 2 đến 3 lần một ngày. Lưu ý, bạn nên pha loãng vì nếu pha đặc bạn sẽ bị xót khi súc miệng.

Sử dụng nước cốt dừa: Nước cốt dừa có tính mát nên sẽ giúp vết nhiệt và cơ thể được giải nhiệt. Ngoài ra, trong nước cốt dừa có dầu dừa giúp diệt khuẩn, làm sạch miệng và dịu cơn đau, nhờ đó vết loét sẽ nhanh lành lại. Cách làm nước cốt dừa dễ dàng. Bạn chỉ cần lấy cùi dừa ép lấy nước rồi súc miệng từ 3 đến 4 lần trên ngày.

Nước hạt rau mùi: Bạn chuẩn bị một cốc nước đun sôi và 1 thìa hạt rau mùi. Sau đó bỏ hạt vào nước rồi súc miệng. Với phương pháp này miệng và nhiệt miệng sẽ được vệ sinh và kháng khuẩn, đồng thời chữa bệnh hôi miệng cũng rất hiệu quả.

cach tri nhiet mieng.jpg 1

Súc miệng với nước củ cải: Với nước của cải vết nhiệt cứng đầu nhất cũng sẽ lành . Bạn  chỉ cần bỏ một chút thời gian giã 300g củ cải trắng hòa chung với một 1 lít nước lọc. Dùng súc miệng 3 lần/ngày. Sau 2 ngày sử dụng bạn sẽ thấy vết nhiệt dần se lại và khỏi hẳn.

Ngậm nước khế chua: Khi nghe đến phương pháp này, nhiều người nhăn mặt vì khế thường chua, khó có thể trở thành thuốc chữa nhiệt. Tuy nhiên, đây lại là phương pháp rất hữu hiệu. Bạn dùng 2 đến 3 quả khế chua, giã nát và cho vào nồi ngập nước đun sôi. Sau khi để nguội lấy nước ngậm. Duy trì nhiều lần như vậy, vết nhiệt sẽ nhanh chóng biến mất.

Nước ép cà chua: Dùng nước ép cà chau ngậm sau đó nuốt thì càng tốt. Hoặc bạn hoàn toàn có thể nhai sống cà chua. Dùng 3 đến 4 lần/ngày sẽ đem lại hiệu quả kinh ngạc.

Mật ong và nghệ: Bạn sử dụng mật ong hoặc bột nghệ thoa trực tiếp vào chỗ vết loét. Mật ong có tác dụng kháng khuẩn và kháng viêm giúp vết loét nhanh chóng bình phục. Ngoài ra, sử dụng mật ong trộng với nghệ sẽ không để lại sẹo và kích thích các mô phát triển.

3. Cách phòng tránh nhiệt miệng

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, để không phải chịu những cơn đau do nhiệt miệng gây ra, bạn nên:

Hạn chế ăn các chất cay nóng, đặc biệt vào những ngày nóng nực, oi bức. Việc này sẽ khiến bạn bị nhiệt miệng và mụn nhọt, mẩn ngứa và dị ứng.

Không uống rượu bia hay các thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn ngọt…

Tăng cường ăn thực phẩm mát, giúp cơ thể giải nhiệt và mát gan.

Nên uống nhiều nước để giải tỏa nhiệt cho cơ thể.

Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

comment Bình luận

largeer