Sốc nhiệt là gì và làm gì khi bị sốc nhiệt?

Sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ đột ngột tăng cao hoặc hạ thấp. Sốc nhiệt thường xảy ra vào mùa hè và có thể gây tổn thương não, suy nhược cơ, thậm chí là tử vong. Vậy nên, các sơ cứu, phòng tránh sốc nhiệt như thế nào là vấn đề cần được quan tâm.
11/05/2018 11:42

1. Sốc nhiệt là gì?

Sốc nhiệt hay say nắm (heat stroke) được giải thích là một loại đột quỵ khác biệt hoàn toàn so với các loại đột quỵ khác. Mặc dù sốc nhiệt làm ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương nhưng nhưng nó không phải là một cơn tai biến mạch máu não.

Hiểu một cách đơn giản, sốc nhiệt là tình trạng nhiệt độ đột ngột tăng cao hoặc đột ngột hạ thấp. Thông thường, sốc nhiệt thường là tình trạng nhiệt độ cơ thể đột ngột tăng cao vào mùa hè khi thời tiết vượt quá 40 độ C.

Empty

Sốc nhiệt xuất hiện khi thời tiết nắng nóng trên 40 độ C

Sốc nhiệt là một bệnh lý đặc trưng khi nhiệt độ cơ thể tăng cao kèm theo các rối loạn chức năng thần kinh (rối loạn ý thức, hôn mê, co giật). Sốc nhiệt làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thống thần kinh trung ương và các mô khác của cơ thể. Sốc nhiệt có tỷ lệ tử vong cao và luôn là trường hợp cần được cấp cứu khẩn cấp.

  • Phân loại sốc nhiệt

Hiện tượng sốc nhiệt có thể xảy ra đối với bất kỳ đối tượng nào. Song sốc nhiệt được chia thành 2 nhóm là sốc nhiệt kinh điển và sốc nhiệt do gắng sức. Cả hai loại này có khác nhau về cơ chế nhưng biểu hiện lâm sàng là giống nhau.

- Sốc nhiệt kinh điển ((classic heatstroke): hay gặp ở trẻ nhỏ, người già, người suy nhược cơ thể, người bệnh tim mạch, bệnh thần kinh hay các rối loạn nội tiết. Nó xuất hiện khi người bệnh tiếp xúc thụ động với môi trường có nhiệt độ cao trong nhiều giờ hoặc nhiều ngày.

- Sốc nhiệt do gắng sức (exertional heatstroke): hay gặp ở thanh niên, người trưởng thành (nói chung là người khỏe mạnh) với hệ điều hòa nhiệt độ bình thường. Đối tượng này thường phơi nhiễm với nhiệt độ môi trường tăng cao, đồng thời do sự hình thành sinh nhiệt lúc thể dục, gắng sức.

Empty

Sốc nhiệt là gì và làm gì khi bị sốc nhiệt? Sốc nhiệt đe dọa tính mạng, đặc biệt là các biến chứng ở não bộ

Theo nghiên cứu, khi nhiệt độ tăng cao quá mức tế bào có thể chịu đựng được dẫn tới thoái hóa protein. Cơ thể sẽ bị tổn thương trong thời gian từ 45 phút đến 8h và thân nhiệt lúc này sẽ là khoảng 42 độ C.

Khi cơ thể bị sốc nhiệt hầu như các tế bào đều tự bảo vệ bằng cách sinh ra protein bảo vệ nhiệt nhằm kéo dài sự tổn tại. Việc cơ thể làm tăng loại protein này còn xuất hiện cả ở trong máu, thiếu oxy, nội độc tố, cytoxin viêm. Những trường hợp có nồng độ protein này thấp đề dễ bị tổn thương nhiệt như tuổi cao, mất thích nghi với khi hậu hoặc đa gen.

Theo báo cáo Hiệp hội Sức khỏe con người Anh, có đến 95% trường hợp đột quỵ trong mùa hè có nguyên nhân từ sốc nhiệt. Còn theo chuyên gia y khoa Douglas Kupas tại Viện Hàn Lâm Geisinger Health (Mỹ) cho biết: sốc nhiệt là vấn đề rất nguy hiểm nhưng không nhiều người nhận thức được sự mối nguy hiểm từ n.

  • Triệu chứng sốc nhiệt

- Nhiệt độ cơ thể tăng cao lớn hơn hoặc bằng 40 độ

- Thay đổi trạng thái tâm thần hoặc hành vi: lú lẫn, lo lắng, nói lắp, cáu kỉnh, mê sảng, co giật, hôn mê…

- Thay đổi bài tiết mồ hôi khiến da nóng lên và khô đi khi chạm vào. Nếu sốc nhiệt do gắng sức, người bệnh sẽ cảm thấy da bị ẩm ướt.

- Buồn nôn và nôn

- Da ửng đỏ khi nhiệt độ cơ thể tăng lên

- Thở nhanh

- Tăng nhịp tim

- Đau đầu dữ dội.

Theo tiến sĩ Noval Yale tại Viện nghiên cứu Sức khỏe và đời sống tại Hà Lan cho biết: mê sảng là một trong những biểu hiện phổ biến nhất ki bị sốc nhiệt. Các thống kê chỉ ra, nguy cơ tử vong của những người rơi vào trạng thái mê sảng lên đến 70%. Nghiêm trọng hơn, khi người bệnh mê sản, não bộ gần như không còn tỉnh táo để phân tích mọi tình huống.

Ngoài ra, ở mức độ sốc nhiệt nặng người bệnh rơi vào trạng thái suy gan, suy thận, rối loạn đông máu, tiêu cơ vân, suy hô hấp, hội chứng hô hấp cấp tiến triển.

3. Sốc nhiệt là gì và làm gì khi bị sốc nhiệt?

Sốc nhiệt có thể gây ra nhiều biến chứng cho hệ thần kinh và các hệ cơ quan nội tạng. Nghiêm trọng hơn, sốc nhiệt có thể gây ra tử vong nếu không được sơ cứu và điều trị kịp thời. Vậy nên khi phát hiện một đối tượng bị sốc nhiệt cần phải làm những điều sau:

Sơ cứu cho bệnh nhân ở ngoài bệnh viện

- Khi gặp người bị sốc nhiệt cần đưa ngay họ đến nơi thoáng mát và tiến hành hỗ trợ suy chức năng cơ quan (nhớ gọi cấp cứu luôn). Nếu không biết cách sơ cứu thì nên hỏi sự chỉ dẫn của bác sĩ.

- Cởi bỏ bớt quần áo của người bệnh, tốt nhất nên chuyển họ tới khu vực có bóng râm, nơi càng ít người càng tốt.

Empty

Sốc nhiệt là gì và làm gì khi bị sốc nhiệt? Bù nước cho nạn nhân là cách sơ cứu sốc nhiệt đúng đắn

- Tiến hành hỗ trợ thở, hô hấp, tuần hoàn bằng ách đặt đường truyền TM, thở oxy, thông khí hỗ trợ nếu có chỉ định.

- Tìm mọi cách có thể theo chỉ dẫn của bác sĩ để hạ thân nhiệt người bệnh. Đọ nhiệt độ nếu giảm xuống còn 39 độ thfi di chuyển bệnh nhân đến bệnh viện.

- Nếu đi bằng ô tô thì nên đi xe có điều hòa hoặc mở hết cửa sổ ra.

  • Điều trị tại bệnh viện

Theo các bác sĩ, điều trị sốc nhiệt chủ yếu tập trung vào việc làm mát cơ thể về nhiệt độ để giảm các tổn thương não và các cơ quan quan trọng. Cụ thể:

- Tiến hành bù nước và điện giải cho bệnh nhân.

- Hạ thân nhiệt của bệnh nhân xuống càng nhanh càng tốt, song chỉ nên hạ xuống khoảng 30 – 33 độ C thôi.

- Tiếp đó nhanh chóng ổn định chức năng hô hấp tuần hoàn; cho bệnh nhân thở máy nếu bị suy hô hấp; bù dịch theo áp lực tĩnh mạch trung tâm; sử dụng các loại thuốc nâng huyết áp, tránh thuốc kích thích.

- Nếu xuất hiện tình trạng tiêu cơ vân thì bù nhiều dịch và lợi tiểu.

- Hỗ trợ tích cực các cơ quan có suy đa tạng như lọc máu, lọc gan, tuần hoàn ngoài cơ thể.

  • Biện pháp điều trị tại nhà và điều chỉnh lối sống

Nếu nạn nhân bị sốc nhiệt nhẹ có thể điều trị tại nhà theo các bước sau:

- Đưa nạn nhân đến nơi râm mát hoặc nơi có điều hòa

Empty

Nên uống nhiều nước để ngừa sốc nhiệt

- Làm mát bằng vải sạch ẩm và quạt

- Tắm mát dưới vòi hoa sen hoặc bồn tắm

- Bù nước và điện giải theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Không nên cho người bệnh uống nước đường hoặc đồ uống có cồn để bù nước và điện giải.

Dự phòng sốc nhiệt

- Măc đồ rộng rãi, quần áo nhẹ

- Bảo vệ cơ thể không bị cháy nắng

- Uống nhiều nước

- Đặc biệt nên cẩn thận với việc sử dụng thuốc

- Nên nghỉ ngơi ở thời điểm nóng nhất trong ngày

- Tập thích nghi dần dần với nhiệt độ ngoài trời

- Những người mắc bệnh lý, người già, trẻ nhỏ cần thận trọng hơn.

comment Bình luận

largeer