Mắt quầng thâm là dấu hiệu của bệnh gì?

Quầng thâm mắt khiến gương mặt của bạn trông rệu rạo, mệt mỏi và thiếu thẩm mỹ. Thường khi bạn thiếu ngủ, tình trạng này sẽ xuất hiện sau đó. Ngoài ra, còn nguyên nhân nào khác khiến mắt bị quầng thâm?
25/01/2021 15:13

Nguyên nhân khiến mắt quầng thâm

Quầng thâm ở mắt khiến khuôn mặt của bạn trở nên thiếu sức sống, già hơn so với tuổi. Thông thường, người ta cho rằng, các quầng thâm xuất hiện do thiếu ngủ, mệt mỏi. Tuy nhiên, giới y học đã chỉ ra, không chỉ có thiếu ngủ mà các vấn đề về tuổi tác, bệnh tật cũng có thể gây nên tình trạng này.

Theo đó, lão hóa tự nhiên là một nguyên nhân phổ biến gây ra quầng thâm dưới mắt. Khi càng nhiều tuổi, làn da sẽ càng trở nên mỏng hơn, lượng chất béo và collagen cần thiết để duy trì độ đàn hồi cho da cũng giảm xuống. Điều này khiến cho các mạch máu sẫm màu bên dưới làn da trở nên rõ hơn khiến vùng dưới mắt bạn bị sẫm màu.

mat quang tham

Hình minh họa.

Mỏi mắt cũng là nguyên nhân khiến các quầng thâm xuất hiện nhiều hơn. Khi mắt phải hoạt động quá nhiều, các mạch máu quanh mắt phải bơm máu liên tục và nở rộng khiến cho vùng da xung quanh mắt bạn có thể bị sẫm màu.

Các phản ứng dị ứng và khô mắt có thể gây ra quầng thâm dưới mắt. Khi bị dị ứng, cơ thể sẽ giải phóng histamines để phản ứng với vi khuẩn có hại. Các triệu chứng phản ứng dị ứng khó chịu bao gồm ngứa, đỏ và sưng bọng mắt, đồng thời histamine cũng làm cho các mạch máu giãn ra và trở nên rõ hơn dưới da.

Phản ứng dị ứng cũng khiến bạn bị ngứa, phải chà xát và gãi vào vùng da quanh mắt có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng, gây viêm, sưng và vỡ mạch máu dẫn đến quầng thâm dưới mắt.

Mất nước là nguyên nhân phổ biến gây quầng thâm mắt. Khi cơ thể bạn không nhận được lượng nước thích hợp, vùng da bên dưới mắt bạn sẽ bắt đầu trông xỉn màu, các mạch máu dưới vùng da nhạy cảm sưng lên và gây ra bọng mắt.

Tình trạng tiếp xúc quá lâu dưới ánh nắng mặt trời có thể khiến cơ thể bạn sản xuất nhiều melanin – sắc tố cung cấp màu sắc cho làn da. Điều này khiến cho màu sắc vùng da dưới mắt bị tối đi tạo thành quầng thâm.

Mắt quầng thâm là dấu hiệu của bệnh gì?

Chức năng thân suy yếu: Mắt thâm quầng có thể là dấu hiệu của một số bệnh về thận như viêm cầu thận, sỏi thận… Khi mắc các bệnh này, chức năng thận sẽ suy yếu, lâu dần sẽ làm ảnh hưởng đến “sức khỏe” các vùng da khác, trong đó có vùng da dưới mắt. Chính vì vậy, nếu có quầng thâm mắt kéo dài nhiều ngày, bạn nên chủ động thăm khám bác sĩ và có thể thực hiện một số xét nghiệm nước tiểu, siêu âm thận để xác định xem có đang mắc các bệnh về thận không, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Thiếu máu: Thiếu máu do thiếu sắt dẫn đến tình trạng thiếu oxy đi nuôi toàn bộ cơ thể và gây ra tình trạng mắt bị thâm quầng. Để cải thiện, bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, ăn nhiều thực phẩm chứa sắt để có thể nhanh chóng bù đắp lượng máu thiếu hụt như rau bina, bông cải xanh, cải xoăn, gan lợn…

Viêm gan: Chức năng gan suy giảm càng lâu thì hiện tượng quầng thâm dưới mắt xuất hiện càng lâu. Lúc này, chúng ta cần giảm áp lực lên gan, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đồng thời điều trị các bệnh về gan đang mắc phải. Nếu hiệu quả, quầng thâm dưới mắt cũng sẽ dần biến mất.

Kinh nguyệt không đều: Theo Đông y, phụ nữ có kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh dữ dội là do hàn khí bị tắc nghẽn. Tình trạng này nếu kéo dài sẽ khiến cho khí huyết không thông từ đó xuất hiện những dấu hiệu cảnh báo bên ngoài cơ thể, trong đó có quầng thâm mắt.

Đau dạ dày: Khi quầng thâm mắt có màu hơi sẫm hoặc xanh dương nhạt và lan rộng ở một diện tích lớn, đây có thể là biển hiệu của bệnh dạ dày mãn tính. Ngoài ra, những người mắc bệnh này cũng sẽ có một số triệu chứng khác như khó khăn về tiêu hóa, thường xuyên đau bụng, buồn nôn, cơ thể mệt mỏi...

Minh Anh (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer