Mồ hôi có màu hồng là hiện tượng lạ hiếm thấy

Chắc chắn bạn rất ngạc nhiên khi nghe nói mồ hôi có màu hồng, đây có thể nói là hiện tượng. Đây có phải là hiện tượng lạ hay lại là triệu chứng của bệnh nào đó? Liệu có cách nào để điều trị hiện tượng này hay không?
03/09/2018 15:48

Người có mồ hôi màu hồng có phải là hiện tượng lạ hay không?

Nếu như bạn đã quen thuộc với hình ảnh mồ hôi có màu vàng hay không có mùi, thì việc bạn phát hiện mồ hôi cũng kèm theo màu hồng là một điều không thể tin được. Tuy nhiên, dưới góc nhìn khoa học thì đây là một hiện tượng bình thường và không gây nguy hiểm.

Mồ hôi có màu hồng hay còn được gọi là mồ hôi máu

Thật ra, màu mà bệnh nhân lầm tưởng trong mồ hôi không phải là mồ hôi màu hồng mà là màu đỏ của máu. Theo nhiều nghiên cứu, mồ hôi màu hồng hay còn được gọi là mồ hôi máu, là một tình trạng hiếm gặp. Những người gặp phải tình trạng này có mồ hôi đỏ như máu. Mồ hôi máu có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể nhưng thường gặp nhất là ở mặt và trán.

Khi gặp phải hiện tượng này, nhiều người chắc hẳn không khỏi hoang mang, không những thế, những vệt mồ hôi màu hồng dính ra quần áo sẽ là một cực hình trong việc giặt giũ. Đây có thể nói là một hiện tượng không những gây bất ngờ cho người gặp mà còn gây nhiều khó khăn cho người mắc phải.

Tại sao bạn bị mồ hôi máu?

Mồ hôi máu rất hiếm gặp, do đó hiện nay chưa có nhiều thông tin đề cập đến bệnh lý này. Các nhà khoa học nhận thấy rằng bệnh thường xảy ra khi một người rơi vào trạng thái sợ hãi, căng thẳng quá độ. Khi đó, cơ thể sẽ đáp ứng lại bằng cách gia tăng giải phóng các chất hóa học như adrenalin, cortisol giúp chúng ta tỉnh táo hơn và gia tăng năng lượng để đối phó với stress.

Trong một số trường hợp hiếm hoi, sự đáp ứng quá mức của cơ thể sẽ làm vỡ các mao mạch nhỏ dưới da. Từ đó máu sẽ theo tuyến mồ hôi thoát ra bên ngoài khiến cho mồ hôi có màu đỏ như máu.

Một số nguyên nhân khác có thể gây ra mồ hôi máu bao gồm: kinh nguyệt bất thường (máu thoát ra ngoài cơ thể từ một vị trí khác ngoài tử cung), xuất huyết do rối loạn tâm lý (chảy máu, bầm tím dưới da đã được loại trừ do chấn thương)…

Cách điều trị đổ mồ hôi máu

Trước khi điều trị, bác sỹ sẽ yêu cầu bạn làm một số xét nghiệm chẩn đoán nhằm giúp họ kiểm tra số lượng hồng cầu, tiểu cầu và loại trừ các rối loạn chảy máu có thể xảy ra. Bạn có thể cần xét nghiệm thêm chức năng gan, thận, phân, nước tiểu, nội soi đường tiêu hóa… để loại trừ các bệnh lý khác.

Mồ hôi màu hồng khi mắc phải bạn nên có biện pháp điều trị kịp thời

Nếu các xét nghiệm không tìm thấy bất kỳ sự khác thường nào, hơn nữa bạn lại thường xuyên bị căng thẳng quá mức, điều trị đổ mồ hôi máu sẽ được bắt đầu bằng việc giải quyết các căng thẳng, lo âu tiềm ẩn gây ra tình trạng này với liệu pháp tâm lý, cụ thể:

- Giải tỏa căng thẳng bằng cách nghe nhạc, đi dạo, xem phim hài, luyện các bài tập giúp thư giãn tâm lý như yoga, thiền, hít sâu thở chậm…

- Chuyện trò với bạn bè, người thân về những lo lắng, bất an đang gặp phải

- Tránh sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê…

- Ngủ đủ giấc, đúng giờ bởi giấc ngủ rất quan trọng cho việc hồi phục sức khỏe và tâm lý sau một ngày làm việc căng thẳng.

Nếu thay đổi lối sống không giúp cải thiện tình trạng đổ mồ hôi máu, bác sỹ có thể chỉ định một số loại thuốc như thuốc chống trầm cảm, lo âu cho bạn.

comment Bình luận

largeer