Món ăn kiêng kỵ ngày Tết

Món ăn kiêng kỵ ngày Tết. Ở mỗi vùng miền người dân lại có những quan niệm khác nhau về các món ăn trong dịp Tết cổ truyền. Sau đây chúng tôi sẽ điểm lại một số món ăn tiêu biểu không nên ăn trong những ngày này.
04/01/2018 16:54

Món ăn kiêng kỵ ngày Tết ở miền Bắc và miền Trung

Thịt chó

Theo quan niệm dân gian, đây là món ăn đại kỵ trong ngày Tết bởi cho rằng ăn vào sẽ đen đủi, không may mắn. Có người còn lý giải, chó là động vật trung thành của mỗi gia đình vì thế không nên ăn thịt.

mon an kieng ki ngay tet

Nhiều người theo Đạo Phật cho rằng không nên sát sinh và phải có lòng từ bi. Những người bán thịt chó đầu tháng phải nghỉ bán hàng để đi chùa xin trời Phật tha tội. Vì thế họ nghĩ ra đầu năm, đầu tháng phải kiêng ăn thịt chó.

Thịt vịt

mon an kieng ki ngay tet

Đây cũng là món ăn kiêng kị dịp đầu năm mới vì suy nghĩ ăn thịt vịt sẽ đen đủi, "tan đàn, xẻ nghé". Thay vào đó, người dân sử dụng thịt gà thay thịt vịt với ý nghĩa may mắn hơn.

Trứng vịt lộn

cac mon an kieng ki ngay tet

Đây là món ăn bổ dưỡng nhưng nhiều người dân miền Bắc lại rất kiêng ăn trứng vịt lộn đầu năm. Họ cho rằng ăn vào sẽ kém may mắn và mọi việc không được thuận theo ý mình.

Mực

cac mon an kieng ki ngay tet

Kể tên các món kiêng kị đầu năm thì không thể bỏ qua món mực. Nguyên nhân của điều này xuất phát từ quan niệm “đen như mực”. Không chỉ đầu năm, mà đầu tháng, hoặc trước khi làm việc đại sự người dân cũng kiêng ăn mực.

Cá mè

cac mon an kieng ki ngay tet

Món cá mè bị kiêng ăn do xuất phát từ chữ "mè nheo". Tiếp đó, cá mè tanh và xương hơn các loại cá khác vì thế quan niệm ăn vào sẽ đen đủi. 

Mắm tôm

cac mon an kieng ki ngay tet 1

Những ngày đầu tháng, nhiều người, đặc biệt là người miền Bắc đều kiêng ăn mắm tôm vì ai cũng sợ gặp điều xui xẻo. Nhất là nếu mùng một, khi đi lễ đình, chùa, đền… người ta kiêng ăn mắm tôm và tỏi, vì sợ ô tạp, hôi hám, xúc phạm thần linh.

 Món ăn kiêng kỵ ngày Tết ở miền Nam

Tôm

cac mon an kieng ki ngay tet

Ngày Tết người miền Nam rất ít ăn món Tôm vì cho rằng ôm đầu to và đi giật lùi, nếu ăn tôm vào đầu năm sẽ khó “đầu xuôi, đuôi lọt”. Mọi việc trong năm mới sẽ không thể thuận buồm xuôi gió, không thăng tiến và phát tài phát lộc được.

Chuối

cac mon an kieng ki ngay tet

Chuối là quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả của người miền Bắc trong ngày Tết nhưng với miền Nam người dân lại có quan niệm không thích.

Bởi chữ chuối nếu đọc lái sẽ thành chữ chúi, cả năm làm việc vất vả không ngẩng đầu lên được cũng như khó thăng tiến.

Sầu riêng

cac mon an kieng ki ngay tet

Sầu riêng là món ăn thơm ngon, rất phổ biến ở khu vực miền Nam Việt Nam. Dù có được yêu thích bao nhiêu đi chăng nữa, vào dịp năm mới, người ta cũng thường tránh không ăn loại quả này. Theo lối chơi chữ của người Việt, “sầu riêng” có nghĩ là muộn phiền, tủi hổ. Ăn sầu riêng vào ngày đầu năm sẽ mang đến nhiều chuyện buồn, khiến cả năm luôn u sầu, đau khổ.

Cam và lê

Cam và lê là hai loại quả không nên ăn trong dịp Tết của người miền Nam. Có câu “quýt làm, cam chịu” hay từ “lê lết” đều mang ý nghĩa cho sự không may mắn, bần hàn, oan sai cả năm. Người miền Nam cũng thường không lựa chọn để bày trên mâm ngũ quả, với ước mong một năm mới sẽ đầy đủ, tài lộc nhân lên, tránh sự không may mắn đến “gõ cửa” nhà mình.

cac mon an kieng ki ngay tet

Bên cạnh kiêng nhiều món ăn, người Việt còn kiêng cho lửa, nước do quan niệm cho đi may mắn; tránh nói giông hoặc nói xui như: "Chết rồi!", "Tiêu rồi", kiêng làm vỡ bát đĩa, cãi vã; quét nhà... trong “3 ngày Tết, 7 ngày Xuân".

comment Bình luận

largeer