Nên cho bé ăn gì ngày Tết để dễ tiêu hóa

Nên cho bé ăn gì ngày Tết để dễ tiêu hóa. Hệ tiêu hoá còn non của bé rất dễ bị ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống không phù hợp. Ngày lễ Tết, các mẹ đừng bỏ qua những thực phẩm dưới đây để trẻ luôn ăn ngon, chơi khoẻ.
03/01/2018 09:41

 

Nên cho bé ăn gì ngày Tết để dễ tiêu hóa

Vào dịp Tết, trẻ nhỏ thường mắc một số chứng bệnh về rối loạn tiêu hoá, ăn uống kém ngon miệng, sụt cân vì chế độ ăn uống không hợp lý. Những thực phẩm chứa nhiều chất béo, đạm, khó hấp thu là nguyên nhân khiến trẻ bị bệnh liên quan hệ tiêu hoá mà dịp Tết các món ăn chế biến qua dầu, mỡ rất nhiều.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa

Nên cho bé ăn gì ngày Tết để dễ tiêu hóa luôn là vấn đề mà nhiều mẹ quan tâm

Ở trong hệ tiêu hóa, thức ăn cần được tiêu hóa thành các chất dinh dưỡng dưới dạng các phân tử rất nhỏ, chính các phân tử này mới được hấp thu vào máu và được sử dụng như là các nguyên liệu để nuôi dưỡng cơ thể trẻ. Vì vậy, cẩn đảm bảo thực đơn ăn uống đủ chất dinh dưỡng và tốt cho hệ tiêu hoá của trẻ. Dưới đây là những thực phẩm tốt giúp trẻ ăn ngon hơn trong những ngày Tết đến.

Sữa chua

Đây là thực phẩm vàng có lợi cho đường ruột, nhờ lên men tự nhiên có tác dụng phòng chống tình trạng táo bón, tiêu chảy hay rối loạn tiêu hoá vào dịp Tết. Ngoài ra, sữa chua có vị béo, dẻo, chua thanh mát thích hợp để bổ sung cho trẻ hàng ngày.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 2

Nên cho bé ăn sữa chua ngày Tết để dễ tiêu hóa

Trái cây, rau củ

Thực phẩm giàu chất xơ là nguồn thức ăn lý tưởng cho bé thoát khỏi chứng táo bón trong những ngày Tết ăn thịt, cá và bánh kẹo liên tục. Rau củ và hoa quả không những giàu chất xơ mà còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất, kích thích bé ăn ngon miệng và đảm bảo chế độ dinh dưỡng của bé được cân bằng, hợp lý. Nên cho trẻ ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ như chuối chín, bơ chín, khoai lang, rau lá xanh đậm... Trường hợp trẻ lười ăn trái cây, rau củ các mẹ có thể chế biến bằng cách xay, nghiền nhỏ để trẻ dễ hấp thu hơn.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 3

Trái cây và rau củ có chứa nhiều khoáng chất và vitamin tốt cho hệ tiêu hoá của bé

Thịt gà bỏ da

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích nên để trẻ ăn thịt gà bỏ da tốt cho việc tiêu hoá. Các chất béo bão hoà thấp và các enzym trong thịt gà có tác dụng làm dịu dạ dày đang khó chịu, hỗ trợ tiêu hoá dễ dàng hơn.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 4

Thịt gà bỏ da với chất béo bão hoà thấp và enzym trong thịt gà giúp làm dịu dạ dày

Thức ăn dạng lỏng

Cơ thể cần cung cấp đủ nước để duy trì mọi hoạt động sống và hệ tiêu hoá cho bé. Thức ăn loãng như cháo, bún, mỳ, súp, canh... dễ di chuyển trong hệ tiêu hoá khiến bé cảm thấy dễ ăn, dễ tiêu mà không bị ngán. Ngoài ra, loại thực phẩm này giúp hệ tiêu hoá làm việc dễ dàng hơn, cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột và nhu động ruột hoạt động tốt hơn.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 5

Thức ăn dạng lỏng giúp trẻ dễ hấp thu hơn

Nguyên nhân khiến trẻ bị đầy bụng, tiêu hoá kém ngày Tết

Thời điểm cho trẻ ăn bổ sung chưa hợp lý. Các bữa ăn ngày Tết thường không đúng bữa, ăn kèm nhiều bữa phụ, hấp thụ nhiều chất béo khiến hệ tiêu hoá non nớt của bé bị ảnh hưởng. Do hệ tiêu hoá cũng như các men tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện để tiêu hóa các thức ăn ngoài sữa, dẫn tới tổn thương và rối loạn sự tiêu hóa - hấp thu thức ăn của trẻ tại thời điểm đó cũng như sau này.

Thức ăn chế biến không phù hợp với hệ tiêu hoá non nớt của trẻ là nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá. Nên chế biến dạng bột, cháo, băm nhỏ, ninh nhừ dể trẻ dễ hấp thu hơn và tránh gây tổn thương cho hệ tiêu hoá.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 6

Nên cho bé ăn gì ngày Tết để dễ tiêu hóa. Ngày Tết có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn

Một trong những nguyên nhân làm giảm sự tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở trẻ đó là mắc các bệnh lý cấp tính như viêm đường hô hấp, viêm tai, các nhiễm trùng đường ruột… hoặc các rối loạn sinh lý như mọc răng, tiêm chủng. Khi trẻ mắc những bệnh này, thường bị sốt và sốt cao gây giảm tiết,  bất hoạt hoặc làm giảm hoạt động của các men tiêu hóa cũng như giảm nhu của động ruột, do đó làm giảm quá trình tiêu hóa và hấp thu.

Những món ăn ngày Tết lắm chất béo, chế biến bằng cách chiên, rán nhiều có thể gây nhiễm trùng đường ruột, rối loạn hệ vi khuẩn dẫn tới ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hoá và hấp thu thức ăn ở trẻ. Việc điều trị bệnh lý bằng kháng sinh cũng là yếu tố gây rối loạn hệ vi khuẩn chí đường ruột.

Ngoài ra, còn có các nguyên nhân khác gây giảm men tiêu hóa đường ruột, giảm nhu động ruột, táo bón đều dẫn tới làm giảm quá trình tiêu hóa của trẻ dẫn tới giảm hấp thu các chất dinh dưỡng.

Cách giúp trẻ tiêu hoá, hấp thu tốt hơn

Đảm bảo chất lượng bữa ăn của trẻ, cân đối các chất dinh dưỡng như đạm, bột đường, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bổ sung bữa ăn vào thời điểm hợp lý để trẻ dễ tiêu hoá và không làm tổn thương đường tiêu hoá.

Chế biến thức ăn phù hợp với từng độ tuổi của trẻ, khi trẻ chưa đủ răng nếu để nhai nuốt nhiều sẽ khiến hệ tiêu hoá bị "mệt", giảm tiết men và nhu động ruột.

Đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh bằng cách ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng từ thức ăn, sữa… để tế bào ruột sinh sản và phát triển khỏe mạnh (chất đạm, vi chất dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A…) để tiêu hóa và hấp thu tốt.

Nen cho be an gi ngay Tet de de tieu hoa 7

Cần chú ý đến chế độ ăn uống để trẻ dễ hấp thu và tiêu hoá tốt hơn

Bổ sung các vi sinh vật có lợi như Probiotics giúp duy trì sự cân bằng hệ vi khuẩn chí trong lòng ruột, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại, đồng thời giúp tiêu hóa thức ăn, tăng sức đề kháng và chống táo bón cho trẻ. Probiotics có thể được bổ sung qua các thực phẩm dinh dưỡng như sữa, sữa chua…

Bổ sung Prebiotics để củng cố và hỗ trợ phát triển Probiotics, làm tăng nhu động ruột tránh táo bón và hỗ trợ tiêu hoá.

Phòng chống bệnh táo bón cho trẻ bằng cách bổ sung chất xơ, hạn chế chất béo, uống nhiều nước. Táo bón là tình trạng làm ách tắc lưu thông trong lòng ruột, khiến các vi sinh vật có hại dễ phát triển hơn và ứ đọng các chất bất lợi.

Khi cho trẻ uống sữa cần chú ý đến các thành phần giúp hỗ trợ cho sự tiêu hóa và hấp thu của trẻ như Synbiotics (gồm Probiotics và Prebiotics), axit B-palmitic và lactalbumin…

Đảm bảo chế độ ăn uống hợp lý khi trẻ bị bệnh, không ép trẻ ăn khi bệnh mà nên cho trẻ ăn tối đa số lượng mà trẻ có thể chấp nhận được. Thức ăn cần được nấu chín kỹ, mềm và nhuyễn hơn. Lưu ý cho trẻ ăn bù vào giai đoạn khỏi bệnh.

 

comment Bình luận

largeer