Một nam bệnh nhân phải cắt cụt hai cẳng chân do biến chứng đái tháo đường
Bệnh nhân nam 76 tuổi, trú tại Hải Phòng, mắc đái tháo đường type 2 kèm tăng huyết áp hơn 1 năm nay nhưng không điều trị thường xuyên.
Tại thời điểm nhập viện, bệnh nhân trong tình trạng sốt cao, thể trạng suy kiệt, gầy, bàn chân trái nhiễm trùng nặng. Bàn chân phải đã cắt 3/4 bàn chân (sát xương gót chân). Cả 2 bàn chân đều xuất hiện hoại tử lan rộng, dịch mủ hôi thối, đau nhức.
Hình ảnh chụp tại phòng mổ sau khi cắt cả 2 cẳng chân của bệnh nhân (Ảnh: BVCC)
Từ thông tin người nhà bệnh nhân cung cấp, khoảng 3 tháng trước nhập viện, bệnh nhân bị ngã cầu thang khiến tím một ngón ở bàn chân phải. Dịp Tết Nguyên đán, thời tiết rét đậm, bệnh nhân đi tất dày để giữ ấm chân. Sau khoảng một tuần, ngón cái bàn chân trái có màu tím đen, xuất hiện các vết loét ở bàn chân. Vết thương sưng to, nhanh chóng hoại tử và lan đến các ngón khác. Sau hơn 2 tuần điều trị và chăm sóc tại cơ sở tuyến dưới nhưng không hiệu quả, nhiễm trùng lan rộng, cả bàn chân xuất hiện hoại tử đen toàn bộ đầu ngón bàn chân.
Bệnh nhân vào Bệnh viện Nội tiết Trung ương với kết quả xét nghiệm cho thấy bạch cầu tăng cao, chỉ số đường huyết vượt cao quá ngưỡng cho phép. Đáng lưu ý, bệnh nhân bị tổn thương ở bàn chân không có khả năng bảo tồn nên sau khi hội chẩn liên khoa, bệnh nhân được chỉ định cắt cụt cả 2 bàn chân để tránh nguy cơ nhiễm trùng lan rộng thêm, bảo toàn tính mạng.
ThS.BS. Nguyễn Ngọc Thiện, Phó trưởng Khoa Chăm sóc bàn chân cho biết: Thời gian gần đây, đặc biệt là sau dịp Tết Nguyên đán, bệnh viện tiếp nhận nhiều bệnh nhân bị đái tháo đường biến chứng nghiêm trọng, viêm hoại tử bàn chân, cẳng chân, bàn chân và áp xe phần mềm da trên cơ thể …
Có trường hợp nữ bệnh nhân 67 tuổi Hà Nội vừa trải qua cuộc phẫu thuật cắt 2 đoạn xương bàn chân phải do biến chứng đái tháo đường. Lần điều trị này, bệnh nhân đến bệnh viện khám sớm hơn khi các ngón của bàn chân phải tím đen, xuất hiện vết loét ở lòng bàn chân và được điều trị kịp thời.
Đối với trường hợp hoại tử 2 bàn chân ở bệnh nhân nam 76 tuổi, sau khi được hội chẩn toàn viện do Phó Giám đốc phụ trách với các khoa có liên quan, bệnh nhân đã được chỉ định phẫu thuật cắt cụt 1/3 trên cẳng chân 2 bên kết hợp theo dõi, chăm sóc điều trị tích cực.
Đây là một trường hợp biến chứng rất nặng, do vậy sau phẫu thuật, diễn biến bệnh nhân còn phức tạp như: tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc, thiếu máu nặng, cơ thể suy kiệt, mỏm cụt có nguy cơ hoại tử khó liền. Bệnh nhân được phối hợp điều trị tích cực chống nhiễm khuẩn, kiểm soát đường huyết, bổ sung dinh dưỡng, truyền máu, chăm sóc mỏm cụt, rửa vết thường hằng ngày cùng những hỗ trợ khác. BS. Thiện nhận định.
Sau hơn 2 tuần điều trị, chăm sóc toàn diện, tình trạng bệnh nhân ổn định, vết thương tại mỏm cụt đã gần liền hoàn toàn, sinh hoạt ăn uống dần trở lại bình thường, tâm trạng ổn định và chờ xuất viện.
Theo bác sĩ Thiện, người bệnh đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến bàn chân làm các vết loét lâu lành. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ. Người bệnh hay bị biến chứng thần kinh ngoại vi, mất cảm giác, bệnh mạch máu tăng nhiễm khuẩn.
Đáng chú ý, với người bệnh đái tháo đường, biến chứng loét chân là nguyên nhân hàng đầu gây cắt cụt chi không phải do chấn thương. Việc điều trị bàn chân đái tháo đường hiện nay gặp rất nhiều khó khăn do nhận thức chưa đúng đắn về mức độ nguy hiểm của bệnh. Đa số người bệnh chỉ đến khám khi bàn chân đã nhiễm trùng nặng hoặc hoại tử lan rộng, khi đó việc cứu bàn chân trở nên vô cùng khó khăn.
Theo số liệu từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, có đến 5 - 7% số bệnh nhân đái tháo đường bị biến chứng loét bàn chân. Nguy cơ cắt cụt chân cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân còn bị xuất huyết võng mạc dẫn tới mù lòa, suy thận, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, nhồi máu cơ tim… Việc phát hiện sớm, tuân thủ điều trị giúp hạn chế biến chứng cho người bệnh.
Theo Bệnh viện Nội tiết Trung ương
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm