Một số cách thức sử dụng hiệu quả dược quả dược liệu vườn nhà để tự chăm sóc sức khỏe

Đây là một số kinh nghiệm đã áp dụng trị liệu hiệu quả tại phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt. Cũng như trong hơn 10 năm qua, khi tập huấn cho người cao tuổi nói riêng và cộng đồng nói chung phương pháp tự chăm sóc sức khỏe, tôi vẫn thường hướng dẫn và nhận được phản hồi rất tốt. Khánh cũng rất mong nhận được những góp ý của các nhà chuyên môn và của độc giả.
07/05/2022 18:21

1Đánh cảm bằng lòng trắng trứng gà và bạc.

1.1 Nguyên liệu: Bạc (vòng hoặc đồng tiền với khối lượng từ 5 chỉ bạc trở lên), 4 - 6 quả trứng gà (nên dùng trứng gà công nghiệp để lượng lòng trắng nhiều), khăn tay mùi xoa hoặc khăn màn.

1.2 Cách thức tiến hành: đem luộc chín trứng gà, lấy ra 2 quả (dùng trước), bóc lấy lòng trắng rồi bọc cùng bạc vào khăn mỏng (khăn tay mùi xoa hoặc khăn màn), túm chặt lại để đánh cảm.

Khi đánh cảm, chúng ta cần lưu ý nguyên tắc: Đánh toàn bộ vùng da của cơ thể, đánh kỹ vùng gáy, thắt lưng, bàn tay và bàn chân. Đánh từ trên xuống dưới, chỉ đánh vuốt xuôi, không vuốt ngược lại.

Đặc biệt, khi đánh cảm ta cần tuân theo thứ tự: Thứ nhất, đánh từ đỉnh đầu xuống gáy; thứ hai, đánh từ đỉnh đầu xuống trán; thứ ba, đánh từ trán xuống mắt, má, cằm, cổ và cả hai tai; thứ tư, đánh từ vai xuống dưới hông (khắp cả lưng và hông); thứ năm, đánh từ cổ xuống ngực, xuống bụng dưới; sau đó đánh cảm lần lượt ở: tay phải, tay trái, chân phải, chân trái.

Tổng thời gian đánh toàn bộ cơ thể khoảng 30 - 60 phút. Tùy thuộc vào mức độ mà cơ thể bạn bị nhiễm hàn lạnh: người gai rét, sốt rét, chân lạnh...thì đánh 60 phút, còn không thì đánh 30 phút. Nếu lần đầu tiên đánh thì đánh tối thiểu 40 phút.

Trong quá trình đánh cảm, chúng ta lưu ý vuốt chậm và áp sát vào vùng da. Mỗi đường vuốt từ 15-20 lần (vuốt xuôi), riêng vùng thắt lưng và lòng bàn tay thì số lượt gấp đôi.

Trong quá trình đánh cảm, nếu thấy lòng trắng trứng nguội thì bỏ đi, dùng lòng trắng trứng mới. Nếu đánh hết cơ thể rồi mà vẫn chưa đủ thời gian thì quay đánh kỹ lại vùng gáy, vùng thắt lưng, vùng cổ, vùng lòng bàn tay, lòng bàn chân.

Đánh xong thì lấy dây bạc hoặc đồng tiền bạc ra để trên tờ giấy trắng rồi xem màu sắc của bạc. Nếu bạc chuyển màu đen là bị cảm lạnh, màu nâu đỏ là bị cảm nắng.

Sau khi đánh cảm xong, lấy 1 cốc nước gừng nóng đun với chút muối, vừa thổi vừa uống. (Nếu muốn uống ngọt thì cho thêm 1 muỗng mật ong, hoặc đường vàng).

Lưu ý: Không được ngâm trứng gà vào nước cho nguội bớt để bóc. Khi đánh trứng thấy nguội không được nhúng vào nước nóng để đánh mà phải thay lòng trắng trứng mới. Đánh cho trẻ nhỏ thì tránh cột sống và đánh từ cột sống ra theo xương sườn. Nhẹ nhàng kẻo ảnh hưởng xương và trầy da của trẻ.

Mọi người có thể tự đánh cảm, sẽ có vùng lưng khó thực hiện. Nhưng ta có cách như sau: Người bệnh ngồi đánh theo thứ tự vùng đầu, mặt, gáy, cổ xong thì dùng tay trái cầm khăn có trứng bạc bên trong, vòng sang đánh vùng gáy và bả vai phải. Sau đó đổi tay phải đánh vùng gáy và bả vai trái. Tiếp theo, tay phải đưa ra thắt lưng với lên vùng vai phải, với được đến đâu thì đánh đến đó, rồi vuốt xuống thắt lưng phải và mông. Tiếp đó lại dùng tay trái làm tương tự, chấp nhận có một vùng ngang bả vai mọi người không đánh được. Sau đó đánh tay phải, rồi đánh tay trái, rồi đánh chân phải, rồi đánh chân trái. Nhớ gáy, thắt lưng, lòng bàn tay, lòng bàn chân đánh kỹ.

Để bạc sáng trở lại thì có những cách sau: Hơi nóng đỏ trên ngọn lửa bếp ga; hoặc đun với muối và chanh sau đó dùng bàn chải đánh răng và kem đánh răng chà mạnh.

Bac danh trung

Phương pháp này áp dụng cho cả người bị cảm nóng hoặc bị cảm lạnh, mắc Covid-19, kể cả những trường hợp đi đám ma về hoặc đi cải mả về thấy người gai rét, khó chịu. Với người cao tuổi, cứ mỗi tháng chúng ta đánh 1 lần coi như là biện pháp “vệ sinh” để đưa những khí xấu ra khỏi cơ thể. Phương pháp này không có chống chỉ định. Mọi người lưu ý đọc kỹ và tuân thủ đúng hướng dẫn. Quá trình đánh cảm cần để mặt trứng tiếp xúc vào da, tránh để miếng bạc làm trầy da. Đánh cảm ở trong phòng kín gió, có thể luồn tay trong áo đánh cảm để tránh bị lạnh. Người bệnh kiêng tắm, kiêng sờ nước lạnh và gió khoảng ba giờ để tránh hàn lạnh xâm nhập lại.

 2. Ngâm chân bằng gừng, muối trước khi đi ngủ.

2.1 Chuẩn bị:

- Chậu ngâm chân, củ gừng tươi, muối hạt, phích nước nóng, cặp nhiệt độ, khăn khô sạch.

2.2 Cách thức tiến hành:

- Lấy một củ gừng, rửa sạch, để cả vỏ. Giã nhuyễn gừng rồi cho vào chậu ngâm chân. Cho 2 – 3 thìa (muỗng) muối vào chậu. Cho nước nóng vào, pha với nước lạnh. Cắm cặp nhiệt độ vào chậu nước, sau 3 phút lấy lên xem. Nếu nhiệt độ từ 40 – 43 độ C là thích hợp để ngâm chân. Để phích nước nóng bên cạnh chậu ngâm chân.

- Sau đó cho hai bàn chân (đã được rửa sạch) vào ngâm.

- Cứ 5 phút, ta lại cho thêm một ít nước nóng vào chậu để đảm bảo nhiệt độ nước ngâm luôn đạt 40 – 43 độ C.

- Khi ngâm được khoảng từ 20 – 30 phút, thấy lấm tấm mồ hôi ở lưng thì thôi không ngâm nữa. Cho chân ra, lấy khăn khô sạch lau khô bàn chân, đặc biệt cả kẽ các ngón chân. Đi dép vào để chống lạnh từ nền nhà rồi, đứng dậy thu dọn.

2.3. Những lưu ý khi ngâm chân:

- Thời gian ngâm thường là 30 phút. Người có thể trạng yếu, trẻ nhỏ, thời gian ngâm không được quá 30 phút trừ những trường hợp có ý kiến của thầy thuốc.

- Nhiệt độ nước từ 40 – 43 độ C, không ngâm nóng quá nhiệt độ trên.

- Dùng cặp nhiệt độ để đo, không nên dựa vào cảm giác nóng lạnh của bàn chân vì có nhiều trường hợp bàn chân bị giảm cảm giác.

- Nước ngâm phải ngập đến mắt cá chân.

- Trong vòng 1h sau khi ăn, không nên ngâm chân. Vì khi ăn xong lượng máu dồn nhiều về ruột non để vận chuyển chất dinh dưỡng. Lúc này nếu ngâm chân, máu xuống chân nhiều sẽ làm giảm lượng máu đến ruột non, ảnh hưởng quá trình tiêu hóa và hấp thu chất dinh dưỡng.

- Chậu ngâm chân nên bằng chậu gỗ, hoặc chậu nhựa tiêu chuẩn. Trên

thị trường hiện nay có một số loại bồn ngâm chân như bồn ngâm chân. Nếu có điều kiện dùng được các loại này thì tiện lợi và hiệu quả.

- Trên thị trường hiện nay có một số loại thuốc, muối ngâm chân có tác

dụng tốt. Nếu có điều kiện thì chúng ta nên sử dụng như: muối khoáng thảo dược An Lão.

Còn những ai bị chứng bàn chân lạnh. Đặc biệt phụ nữ trung cao tuổi,

trước đây, giai đoạn ở cữ (ba tháng đầu khi sinh) không kiêng nước

được, bây giờ chân lạnh, tê càng nên dùng ngay các loại muối đó. Hoặc đun nước cây lá lốt (lấy cả rễ, thân, lá) cho vào ngâm cùng.

- Khi ngâm chân xong, cho dù có ra mồ hôi thì chỉ lau khô người chứ

đừng đi tắm. Tắm xong rồi ngâm chân là tốt, làm ngược lại thì không

tốt.

- Khi ngâm chân xong không được đi chân trần xuống nền nhà.

- Người bị tăng huyết áp, người bị giãn tĩnh mạch chân nếu có ngâm chân thì chỉ nên ngâm nước ấm không quá 40 độ C, không cho gừng và muối. Đối với người bị tăng huyết áp phải theo dõi huyết áp hằng ngày. Nếu thấy huyết áp có xu hướng tăng lên thì phải dừng lại và hỏi ý kiến của thầy thuốc.

- Người bị Đái tháo đường thì phải dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ nước để tránh bị bỏng do giảm cảm giác.

- Khi ngâm chân, chúng ta phải “lắng nghe cơ thể”, xem có biểu hiện gì

bất thường hay không. Nếu thấy triệu chứng tức ngực, khó thở, chóng mặt thì dừng ngâm ngay. Hỏi ý kiến của thầy thuốc nếu muốn ngâm tiếp.

- Ngâm chân là liệu pháp chăm sóc và phục hồi sức khỏe đơn giản, ai cũng làm được và rất hiệu quả. Nhưng đòi hỏi chúng ta phải kiên trì thực hiện thường xuyên. Có như vậy mới đem lại hiệu quả bền vững.

Ngâm chân là liệu pháp phục hồi sức khỏe rất hiệu quả, mỗi người chúng ta nên thực hiện thường xuyên trước khi đi ngủ. Kết hợp với việc xoa bóp bàn chân được nữa là rất tốt.

 3. Xông hơi bằng nồi cơm điện, với gừng, ngải cứu tăng cường sức khỏe.

Phương pháp này rất tốt đối với trường hợp bị nhiễm lạnh hoặc cần tăng cường sức khỏe ở người cao tuổi.

3.1 Chuẩn bị:

- Nồi cơm điện (đã rửa sạch).

- Gừng 1 củ to.

- 1 nắm to lá ngải cứu.

3.2 Cách thức xông:

- Đập dập nát gừng, cho vào nồi cơm điện, cùng ngải cứu. Đổ một bát ôtô nước vào, cắm điện đun sôi.

- Khi sôi, hơi nước bốc lên thì ta lấy khăn hoặc chăn mỏng chùm đầu ngồi xông.

- Nhắm mắt, há miệng, hít thở chậm, đều và sâu để hơi nóng tràn đầy vào miệng, mũi, phổi.

- Thực hiện đến khi bắt đầu xuất hiện mồ hôi ở lưng thì dừng.

3.3 Lưu ý:

- Vẫn cắm điện và bât nút đun sôi trong quá trình xông.

- Khi xông chùm khăn phải nhắm mắt tránh hơi nóng từ nồi xông ảnh hưởng đến mắt.

- Người bị tăng huyết áp không nên dùng gừng, thời gian xông sẽ ít hơn.

- Khi xông thấy đau đầu, chóng mặt hoặc khó thở phải dừng xông ngay.

- Xông đến khi mồ hôi xuất hiện ở lưng thì dừng xông.

- Dùng khăn khô, sạch để lau mặt, lau người. Uống bát nước của nồi xông.

(Không được tắm và rửa mặt nước lạnh trong vòng 3 tiếng sau khi xông)

Đối với trường hợp bị cảm lạnh, khi xông xong ăn 1 bát cháo hành, tía tô rồi lên giường nằm đắp chăn. Ngày có thể xông 2 lần, xông liên tục trong, 2- 3 ngày, khi hết triệu chứng bị lạnh thì dừng.

Đối với trường hợp người cao tuổi cần tăng cường “dương khí” trong cơ thể, để cơ thể khỏe hơn, tuần xông 1 lần.

4. Xử trí cơn đau nhức cơ, xương khớp bằng chườm ngải cứu với gừng và muối.

4.1 Chuẩn bị: 1 nắm to cây ngải cứu, 2 - 3 củ gừng to, khăn vải dày, 1 vực bát muối biển hạt to.

4.2 Cách thức tiến hành: Lấy 1 nắm to lá ngải cứu trải đều trên 1 chiếc khăn vải dày. Giã nát gừng rồi trải lên trên ngải cứu. Lấy vực bát (chén) ăn cơm muối trắng (muối hạt to) rang thật nóng (thấy muối nổ), đổ lên trên gừng và ngải cứu. Sau đó, túm khăn lại rồi xoa đều trên bề mặt da vùng bị bệnh. 

4.3 Lưu ý: Khi chườm không được nhấc khăn lên khỏi da, nếu thấy nóng thì chuyển sang vùng da khác. Khi hết nóng thì đổ muối ra, rang lại và tiếp tục thực hiện chườm. Có thể rang muối đến lần thứ 3 rồi tiếp tục chườm. Khi chườm kết hợp với các biện pháp, xoa, day, bóp, ấn nữa thì tốt. Cần kiên trì làm nhiều lần để đạt hiệu quả cao.

Phương pháp chườm ngải cứu này không chỉ tốt đối với trường hợp đau cơ, xương khớp mà còn tốt với các trường hợp: đau đầu (không phải tăng huyết áp); ho khan, ho có đườm trắng dính do lạnh (chườm vùng cổ, ngực, gáy, lưng); đau bụng kinh (chườm vùng bụng dưới). Đặc biệt đối với người cao tuổi, thận khí suy giảm thì nên chườm vùng thận (thắt lưng) hàng ngày.

Mọi góp ý xin gửi về: [email protected], Zalo: 0847776863.

Bác sỹ Đỗ Nam Khánh

Ủy viên thường vụ Hội GDCSSKCĐ Việt Nam

Giám đốc Phòng khám chuyên khoa Y học cổ truyền Sao Đại Việt

comment Bình luận

largeer