Mùa hè có nên ăn thịt vịt không?

Trong 100g thịt vịt có chứa 25g thịt vịt. Đây là một món ăn rất giàu dinh dưỡng bổ và dễ chế biến. Không những vậy ăn vịt vào mùa hè có tác dụng thanh nhiệt và chữa rất nhiều bệnh.
27/05/2018 14:43

1. Giá trị dinh dưỡng từ thịt vịt

Trong thịt vịt có hàm lượng canxi, phốt pho và các vitamin cao hơn các món ăn khác như trứng, thịt dê, thịt bò...Nên ăn thịt vịt rất tốt cho sức khỏe của chúng ta.

Theo nghiên cứu dinh dưỡng, 100g thịt vịt có chứa 211 calo, 17g protein. Không chỉ vậy, cứ 100g gan vịt còn có hàm lượng calo là 136 và protein là 19g.

Vịt có nhiều loại được chọn dùng tuỳ theo mục đích: vịt trống đầu xanh mạnh về lợi tiểu tiện, vịt trắng xương đen trị hư lao nhiệt độc. Để làm thuốc nói chung thì nên dùng thịt vịt mái già. Mua vịt ở những nơi bán bảo đảm an toàn thực phẩm.

Mùa hè rất nên ăn thịt vịt để có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm và có tác dụng chữa được nhiều bệnh.

2. Các bài thuốc chế biến từ thịt vịt

Đối với người bị bệnh viêm thận: Để chữa trị bệnh này, bạn nên bóc 50g tỏi nhồi vào bụng vịt rồi đem nấu chín.

Với những bạn nam bị yếu sinh lý: Chúng ta nên ăn món thịt vịt nấu tôm, món ăn này có tác dụng tăng cường sức khỏe khả năng tình dục cho nam.

Bạn làm vịt thật sạch, sắt thành nhiều miếng nhỏ tùy theo nhu cầu từng người. Sau đó bạn phi cùng hành tỏi cho thêm tôm và ít nước bạn cho vào nồi hầm. Và cuối cùng đừng quên cho gia vị vào nhé đợi đến chín là bạn có một món ăn tuyệt vời rồi.

mua he co nen an thit vit khong

Mùa hè có nên ăn thịt vịt không? Mùa hè rất nên ăn thịt vịt để có tác dụng thanh nhiệt, dưỡng âm và có tác dụng chữa được nhiều bệnh

Với những người mắc bệnh thiếu máu: Người nhà nên chọn con vịt khoảng 1 kg và 30g bí đao, 50g đậu đỏ, 100g đậu phộng, tiếp đó người nhà nấu thành canh để ăn.

Người bệnh bị hen suyễn: Bạn làm sạch con vịt, chặt vịt thành miếng nhỏ ướp cùng gia vị cho khoảng 300g nước mía cùng với 100g gạo cho vào nồi ninh nhừ thành cháo, đổ thêm nước nếu thấy khô. Ăn trong vòng một tuần bệnh hen suyễn của bạn sẽ hết giảm bớt.

Người bị huyết áp cao, đau đầu chóng mặt, mất ngủ:  Nấu khoảng 100g thịt với 30g giá đỗ, nấm mèo trắng. Đun món ăn trong khoảng 15 phút nữa để thịt chín đều bạn sẽ có món ăn bổ dưỡng cho người bệnh.

Người bệnh viêm phế quản: Để làm món ăn này hỗ trợ cho người bị bệnh này, bạn nên chọn vịt mái già, cùng với 300g bách hợp. Nhồi bách hợp vào bụng con vịt, bỏ hết lòng, cho thêm ít  rượu khoảng 2 muỗi và ít gia vị. Tiếp đó cho đầu vịt vào trong bụng buộc lại cho vào nồi hầm chín.

Người bệnh trúng phong bán thân bất toại: Cho người bệnh ăn thịt vịt nấu với đan sâm. Đầu tiên, bạn làm thật sạch, chặt từng miếng cùng với 45g đan sâm nấu 60 phút bạn đã có một món vịt chín thơm ngon tốt cho sức khỏe. Nên ăn 2 lần ăn sáng và chiều.

Với những người bị tiểu đường: Vịt mái già 2kg, 55g ngọc trúc, 55g mạch môn đông và rượu vang 30g. Bạn cho tất cả cho vào túi to vải buộc chặt lại, ngâm cùng nước lạnh 5 phút rồi bỏ vào trong bụng vịt. Dùng đầu vịt gập vào bụng của con vịt, tiếp đó cho vào nồi, ninh khi đã chín nhừ, bỏ túi vắt lấy nước uống sẽ rất tốt cho những người đang mắc bệnh.

3. Những người bị bệnh không nên ăn thịt vịt

  • Người bị bệnh gout

Một lượng purin cao có trong vịt sẽ làm tăng lượng axit uric trong cơ thể chúng ta. Và khi chất này bị đọng lại khiến cho bệnh cảm thấy khó chịu mỗi khi ăn thịt vịt xong.

  • Người mới phẫu thuật

Vết mổ chưa được lành thì người mới phẫu thuật xong không nên bởi mùi tanh của thịt vịt không tốt cho vết mổ. Bởi vậy chỉ khi nào vết thương lành thì người nhà hãy cho bệnh nhân ăn.

mua he co nen an thit vit khong.jpg 1

Người bị bệnh gout nên hạn chế ăn thịt vịt

  • Người có thể chất yếu, lạnh

Theo Đông y, thịt vịt có tính lành, đối với những người có thể trạng hàn lạnh thì nên hạn chế ăn thịt vịt, bởi sau khi ăn vào có thể sẽ gây lạnh bụng, dẫn đến cảm giác chán ăn, đau bụng, tiêu chảy hoặc các dấu hiệu tiêu hóa bất lợi khác.

  • Người dị ứng thịt vịt chất đạm

Một số người ăn vịt sẽ gây ra dị ứng, đó là một loại bệnh dị ứng với những thực phẩm chứa lượng protein cao. Tức là có những người, ăn một bữa ăn quá giàu đạm thì sẽ gặp ngay hậu quả xấu liên quan đến đường tiêu hóa.

  • Người bị cảm lạnh, đi ngoài

Khi đang bị cảm lạnh, sốt, tốt nhất không nên ăn thịt vịt. Mặc dù thịt vịt vốn rất tốt, nhưng người bị cảm thì cơ thể đang ở trong trạng thái yếu ớt, chức năng tiêu hóa giảm sút. Nếu tiếp tục ăn thịt vịt, có lượng mỡ tự nhiên khá cao, sẽ cản trở hấp thụ, không thể tiêu hóa. Càng ăn nhiều, cơ thể càng trở nên tồi tệ hơn.

comment Bình luận

largeer