Nấm đen là gì và nấm đen có gây chết người không?

Những vết tổn thương nâu đen trong lòng bàn tay, chân nhiều người thường nghĩ là bớt sắc tố nhưng thực tế đây là bệnh nấm đen do một loại nấm men tên là Hortae werneckii gây ra.
23/09/2020 10:47

Nấm đen là gì?

Nấm đen có tên khoa học Hortaea werneckii, đây là bệnh nấm ngoài da. Biểu hiện của nấm đen là dát hoặc mảng tăng sắc tố ở lòng bàn tay, ít gặp hơn ở lòng bàn chân hoặc ở các vị trí khác như cổ, thân mình. Bệnh nấm này xuất hiện khắp nơi trên thế giới và hay gặp nhất ở vùng nhiệt đới như Nam Phi, Đông Nam Á.

Vị trí thường gặp: 80% ở lòng bàn tay, có thể gặp ở ngón tay và kẽ ngón, mặt mu bàn tay hiếm gặp. Vị trí phổ biến thứ hai là bàn chân, đặc biệt là gót chân. Các vị trí ít gặp hơn bao gồm cánh tay, chân, cổ và thân mình.

Untitled

Bệnh nấm đen này gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất là trẻ em và thanh niên, không có sự khác biệt giữa nam và nữ.

Yếu tố thuận lợi để bệnh dễ phát triển là tăng tiết mồ hơi. Theo một nghiên cứu trên 22 bệnh nhân bị nấm đen cho thấy tỉ lệ tăng tiết mồ hôi tay là 9/22 (41%), nồng độ muối cao trong mồ hôi được cho là yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển.

Đa số các bệnh nhân bị nấm đen đều không có triệu chứng, nếu có chỉ là cảm thấy bị ngứa ít.

Với những người bị nấm đen nếu không điều trị kịp thời sẽ có xu hướng mãn tính, 1 số trường hợp bệnh tự khỏi sau 3 tháng.

dac70a8e8ccd65933cdc

Bác sĩ Trần Nguyên Ánh Tú, Phó Khoa Thẩm Mỹ Da, Bệnh viện Da liễu TP HCM chia sẻ với báo chí, các thương tổn nâu đen ở lòng bàn tay, lòng bàn chân trẻ tồn tại từ vài tháng đến vài năm nên nhiều gia đình nghĩ là bớt sắc tố, muốn xóa bằng laser. Có trường hợp trẻ điều trị laser ở bên ngoài nhiều lần nhưng không giảm, các thương tổn ngày càng đậm và lan rộng.

Bác sĩ khuyến cáo phụ huynh khi phát hiện trẻ xuất hiện các thương tổn sắc tố trên da, đặc biệt là ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, nên đến khám bác sĩ chuyên khoa da liễu, tránh để thương tổn kéo dài.

Nấm đen có gây chết người không?

Bệnh nấm đen gây ra những mảng tối màu trên da, không có vẩy, không đỏ và phát triển chậm nên ít gây phiền phức cho người bệnh.

Nấm thường xâm nhập vào da qua các vết thương hở, vết cắt. Đặc biệt ở vùng da ẩm ướt mồ hôi nấm đen có xu hướng phát triển mạnh.

Các thương tổn thương xuất hiện khoảng hai đến bảy tuần sau khi tiếp xúc với nấm, theo nghiên cứu trên Tạp chí Da liễu trực tuyến. 

5ba5c4cb4288abd6f299

Nấm đen phần lớn không gây đau đớn và vô hại, nhưng nó tạo ra một vài triệu chứng. Chúng bao gồm:

  • Một mảng màu nâu hoặc đen giống như một vết bẩn thường xuất hiện trên lòng bàn tay hoặc, hiếm gặp hơn, ở lòng bàn chân, theo một nghiên cứu được công bố trên Studies in Mycology.
  • Mảng nấm đen thường bằng phẳng, có viền rõ ràng.
  • Vùng tối nhất của mảng nấm ở viền ngoài và trở nên nhẹ hơn khi nó kéo dài vào bên trong lòng bàn tay chân. Khu vực bên ngoài tối hơn này có thể trông giống như một quầng sáng.
  • Tổn thương phát triển chậm và thường chỉ xuất hiện ở một tay hoặc chân.

Nấm đen ảnh hưởng đến các lớp trên cùng của da. Bởi vì điều này, nó đáp ứng tốt với thuốc mỡ và kem bôi. Những loại thuốc này được áp dụng trực tiếp lên da.

Bác sĩ da liễu có thể khuyên dùng các loại thuốc như axit salicylic, urê hoặc axit benzoic. Những tế bào có tốc độ luân chuyển và làm cho da bị bong ra. Kem chống nấm sử dụng trong hai đến bốn tuần cũng có hiệu quả.

Mộc Trà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer