Nếu con bạn thường xuyên ho thì hãy đọc ngay 6 nguyên nhân này để tìm được cách chữa trị

Vào thời điểm giao mùa, trẻ em thường xuyên có những cơn ho, ngứa cổ...khiến các bậc phụ huynh lo lắng.
29/09/2020 13:25

Ho được chia thành lây nhiễm và không lây nhiễm từ căn nguyên. 

Ho truyền nhiễm chủ yếu bao gồm nhiễm mycoplasma, nhiễm trùng do vi khuẩn, nhiễm nấm và nhiễm virus (đặc biệt là virus hợp bào hô hấp, virus cúm, adenovirus, kể cả bệnh viêm phổi vành mới lưu hành trong năm nay, đều thuộc nhóm nhiễm virus). 

Ho không do nhiễm trùng bao gồm:

1. Bệnh bẩm sinh

Các bệnh bẩm sinh có thể gây ra triệu chứng ho như thiểu sản phế quản phổi, bất thường cấu trúc lông mao bẩm sinh, rò khí quản, hở hàm ếch...Thường những loại bệnh này được chẩn đoán bằng nội soi phế quản, tái tạo đường thở và kiểm tra bệnh lý.

2. Hen biến thể ho

Trường hợp hen biến thể thành ho thì có biểu hiện là ho kéo dài hơn 4 tuần, thường lên cơn hoặc nặng hơn về đêm hoặc sáng sớm, chủ yếu là ho khan. Không có dấu hiệu lâm sàng của nhiễm trùng, hoặc điều trị kháng sinh trong thời gian dài không hiệu quả, và sử dụng thuốc chống hen có hiệu quả trong điều trị chẩn đoán.

Và để xác định chính xác bệnh hen thì cần khám để loại trừ bệnh ho mãn tính do các nguyên nhân khác cùng với việc xét nghiệm kích thích phế quản.

3. Hội chứng ho đường thở trên

Hội chứng này thường có biểu hiện ngứa họng, đau, ho, khạc đờm nhầy mủ, một số trẻ có cảm giác có dịch trong họng. Khi đi khám sẽ cho kết qyar thấy tăng sản nang lympho hầu họng, có thể giống như sỏi. Các nguyên nhân chính là do viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm xoang….Cách điều trị chủ yếu là các bệnh về mũi thì cơn ho sẽ được thuyên giảm.

benh-ho-ga-o-tre-em

4. Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và cũng xảy ra ở trẻ lớn và người lớn. Ho liên tục, đôi khi ho dữ dội, thường xảy ra vào ban đêm. Các triệu chứng chủ yếu xuất hiện sau khi ăn uống.

Một số trẻ khó chịu vùng bụng trên hoặc vùng dưới sụn, nóng rát sau xương ức, đau ngực, đau họng...Bệnh này nếu không phát hiện sớm trẻ sơ sinh cũng có thể bị ngạt thở, nhịp tim chậm và lưng cong khiến quá trình tăng trưởng và phát triển của trẻ bị đình trệ hoặc chậm phát triển. Xét nghiệm pH thực quản 24h có thể xác định chẩn đoán. Và nên điều trị chủ yếu các bệnh đường tiêu hóa.

5. Ho do tâm lý

Triệu chứng này thường gặp ở trẻ em và thanh thiếu niên, ho vào ban ngày là chính, cơn ho biến mất khi tập trung vào việc gì đó hoặc nghỉ ngơi vào ban đêm. Thường kèm theo các triệu chứng lo âu.

6. Ho do thần kinh

Nếu ho do thần kinh, bạn cần đi khám tâm lý để điều trị.

Vì vậy, khi trẻ em có triệu chứng ho, cha mẹ không nên dùng thuốc một cách mù quáng, trước hết phải tìm ra nguyên nhân và lựa chọn phương án điều trị phù hợp theo nguyên nhân.

Mộc Trà (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer