Ngày "đèn đỏ" có nên uống nước lá sen?

Nước lá sen giúp các chị em phụ nữ giảm cân một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc uống nước lá sen vào những ngày có kinh nguyệt có thể gây hại đến sức khỏe
19/06/2018 21:46

Không nên uống nước lá sen khi bị kinh nguyệt

Theo đông y thì lá sen có tính bình và có vị đắng. Từ xưa đến nay lá sen trở thành một vị thuốc dân gian thông dụng dùng để an thần và trị các chứng bệnh như: mất ngủ, ho ra máu, sốt xuất huyết..Bên cạnh đó, theo nhiều nghiên cứu thì lá sen còn có cả tác dụng giảm béo hiệu quả và chống bệnh xơ vữa động mạch vì trong lá sen có chứa nhiều loại alkaloids và flavonoid.

Empty

Ngày "đèn đỏ" có nên uống nước lá sen? Uống nước lá sen cần đúng cách

Ngày nay, lá sen được sử dụng nhiều để phòng ngừa và chữa bệnh béo phì ở người lớn và trẻ em, chống cao mỡ máu, xơ vữa động mạch và phòng cao huyết áp...

Với những tác dụng trên thì lá sen được nhiều người sử dụng không chỉ như một bài thuốc chữa bệnh hữu hiệu mà còn giúp làm đẹp đặc biệt là các chị em phụ nữ. Tuy nhiên, việc uống nước lá sen lại không hề tốt với những phụ nữ đang thời kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang uống nước lá sen để giảm béo thì nên dừng ngay khi đến ngày "đèn đỏ" nếu không muốn sức khỏe bị gây hại. Vào thời gian này bạn uống nước lá sen sẽ rất dễ bị loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng như gặp phải những triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, kiệt sức và mệt mỏi...Vì vậy, bạn nên lưu ý và sử dụng nước lá sen đúng cách.

Cách sử dụng lá sen khô đúng cách

Lá sen khô có nhiều lợi ích nhưng bạn cần phải sử dụng đúng cách để đạt đươc hiệu quả cao nhất. Theo nghiên cứu thì lá sen khô có tới 90% hoạt chất Falavonoid có lợi với thành phần chính này tạo nên những công dụng tuyệt vời của lá sen khô. Tuy nhiên, trong quá trình phơi thì lá sen khô sẽ lẫn những tạp chất như: nấm mốc, chất kim loại, chất diêm sinh...đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những tác dụng ngoài ý muốn khi sử dụng lá sen nấu thành nước uống có thể ảnh hưởng đến gan, thận...

Empty

Ngày "đèn đỏ" có nên uống nước lá sen? Nước lá sen có nhiều tác dụng

Ngoài ra, việc đun nước sen uống không phải là hình thức duy nhất để khai thác triệt để tác dụng của lá sen khô. Khi đun thì các hoạt chất flavonoid sẽ bị phân hủy ở nhiệt độ cao, chính vì vậy mà lá sen tươi sẽ không có hiệu quả như mong muốn của bạn. Bên cạnh đó, nếu uống nước lá sen mà chưa qua đun sôi thì càng không nên.

Những tác dụng khác của nước lá sen

Chữa mất ngủ hiệu quả: Nếu như bạn đang bị mất ngủ trầm trọng mà không muốn dùng đến bất cứ loại thuốc an thần hay thuốc ngủ thì nướ lá sen là một gợi ý không tồi. Bạn chri cần lấy lá sen loại bánh tẻ khoảng 30g ròi rửa sạch sau đó thái nhỏ và phơi khô sau đó sắc lên để uống. Tác dụng của việc uống nước lá sen này còn mạnh hơn là uống nước tâm sen.

Chữa sốt xuất huyết: Bạn sử dụng 40g lá sen, ngó sen hoặc cỏ nhọ nồn 40g, cùng với rau má 30g, hạ mã đề 20g và sắc uống mỗi ngày một thang. Tùy theo từng người nếu xuất huyết nhiều thì tăng liều lên 50-60g.

Chữa chảy máu cam và băng huyết, tiêu chảy: Đây là công dụng được nhiều người biết đến từ lá sen. Cách làm rất đơn giản. Bạn chỉ cần lấy 40g lá sen tươi, kết hợp với rau má 12g sao vàng và thái nhỏ rồi đem sắc với 400ml nước, còn 100ml đẻ uống hai lần/ngày.

Ngoài những tác dụng trên, nước lá sen còn có nhiều công dụng khác như: phòng chống béo phì, hạ mỡ máu, chữa đau mắt...tuy nhiên không nên sử dụng nước lá sen như một loại nước uống hàng ngày mà phải sử dụng đúng lưu lượng cũng như đúng thời điểm để đạt được hiệu cao nhất cũng như tránh được những tác nhân xấu đến sức khỏe.

Bị sa tử cung có mang thai được không?
Bị ung thư phổi ăn tổ yến được không?
comment Bình luận

largeer