Nhận biết trái cây chứa hóa chất như thế nào

Trái cây hóa chất thâm nhập vào thị trường ngày càng nhiều, ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết phân biệt trái cây chứa hóa chất. Với một số mẹo nhỏ, người dùng có thể phân biệt loại trái cây này.
10/06/2018 08:15

1. Quả bơ

trái cây

 

Bơ chín tự nhiên không bị đắng. Ảnh: Internet

Khi ăn bơ, nhiều người cảm thấy có vị đăng đắng và nghĩ rằng do nạo bơ sát vỏ quá nên bị đắng.

Bơ chín tự nhiên: Dù có nạo sát cỡ nào thì khi ăn bạn vẫn không cảm thấy đắng, ngược lại phần thịt bên ngoài rất béo và ngậy.

Bơ ép chín: Quả bơ có vị đắng là do bị chín ép (sử dụng thuốc để ép bơ chín).

2. Chôm chôm

Chôm chôm là loại hoa quả đặc trưng rất nhanh héo, thông thường quá trình héo của chôm chôm diễn ra rất nhanh, chỉ vài tiếng sau khi cắt khỏi cây.

Chôm chôm không tẩm thuốc: Quả có râu khỏe và tươi xanh, để 2-3 ngày sau vẫn chưa héo.

Chôm chôm bị phun thuốc: Sẽ chín rất sớm nhưng nhanh héo. Cách nhận biết chôm chôm bị phun thuốc là những quả có cành lá tươi xanh nhưng râu trên quả lại héo, nhàu nhĩ.

3. Sầu riêng

Bằng cách nhìn phần cuống và gai của nó có thể dễ dàng nhận biết là chín ép hay chín tự nhiên.

Sầu riêng chín tự nhiên: Cuống và gai tươi mới, xách lên ngửi sẽ cảm nhận hương thơm lừng tự nhiên.

Sầu riêng chín thuốc: Cuống quả héo cũ, gai bầm dập, màu sạm cũ thì là quả bị cắt cây khi còn non.

trái cây

 

Sầu riêng chín tự nhiên sẽ có cuống và gai tươi. Ảnh: Internet

4. Thanh long

Thanh long là một loại quả được trồng rất nhiều ở vùng đất Bình Thuận và nhiều tỉnh khác trên cả nước do sự thành công của nhiều người dân trồng thanh long trước đó, là loại quả đầu tiên thâm nhập thành công thị trường rất khó tính là Hoa Kỳ. Không những vậy, loại quả này cũng rất ngon, có vị ngọt thanh và tốt cho sức khỏe.

Thanh long chín tự nhiên: Vỏ mỏng, thân đỏ thẫm, các gai có màu tươi đẹp, vị đậm ngon.

Thanh long chín do thuốc: Vỏ dày, thân đỏ nhạt, các gai héo, vị nhạt.

5. Đu đủ

Đu đủ chín tự nhiên: Quả dài, cầm nặng tay, chín đều, mềm, cuống còn dính nhựa. Có vị ngọt và thơm, thịt dày và ít hạt.

Đu đủ tẩm thuốc: Có màu vàng óng, vỏ trơn và cứng. Khi ấn tay vào thì không có độ lún. Khi gọt vỏ bạn sẽ thấy quả có nhiều nhựa. Khi ăn thịt sượng, không mềm và không ngọt.

5. Chuối

Vì lợi nhuận, người bán hàng thường muốn giữ chuối tươi lâu và do đó đã tẩm hóa chất độc hại. Vỏ chuối chín tự nhiên thường có màu vàng bóng, rất bắt mắt, cầm trên tay cảm giác có lớp bột bám bên ngoài, phần cuống lại xanh, lõi ruột màu đen, nhiều trái còn xuất hiện những vệt đốm trắng hoặc xanh nâu do bị tiếp xúc với đất đèn.

Bạn nên chọn những nải chuối chín lác đác, nghĩa là quả chín, quả xanh và  dù màu sắc không được đẹp cho lắm, ăn không bao giờ có vị chát, khó chịu như chuối dấm bằng hóa chất. Vỏ thường có chấm đen.

6. Măng cụt

Măng cụt chín ép và măng cụt tự nhiên khác biệt nhau chính là ở cuống.

Măng cụt chín tự nhiên: Cuống rất tươi, chín từng mảng, ăn vào có vị ngọt ngọt rất kích thích vị giác.

Măng cụt chín do thuốc: Cuống thâm đen, không tươi, ăn vào có vị lạt hoặc rất chua.

trái cây

 

Cuống măng cụt chín tự nhiên rất tươi. Ảnh: Internet

7. Cam

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại cam khi còn trên cây thì bị cắt xuống sớm và ngâm thuốc kích chín, khi đến tay người bán thì lại ngâm thuốc bảo quản. Do vậy, nếu không biết cách nhận biết cam, quýt ngâm thuốc sẽ hại cả gia đình bạn nếu yêu thích loại quả này.

Cam chín thường: Có cuống rất tươi, quả no tròn, các nốt tinh dầu trên vỏ nở to, chín từng mảng từ trên cuống xuống.

Cam chín do ngâm thuốc: Sẽ cho màu chín vàng nhạt đều cả quả, cuống héo, các nốt tạo tinh dầu rất bé.

 

 

 

comment Bình luận

largeer