Tác dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa
Đặc điểm của cây kim ngân hoa
Cây kim ngân là cây mọc hoang ở các miền rừng núi như Cao Bằng, Hoà Bình, Thanh Hoá, Lào Cai….
Kim ngân thuộc họ dây leo bằng thân quấn, mọc thành bụi, dàn. Thân cây có đường kính từ 1 – 2 cm, dài tới 9 – 10m, thường có lông, lúc non màu xanh và màu nâu đỏ khi già. Lá cây kim ngân hoa hình trứng, mọc đối và xanh tốt hầu như quanh năm, mùa đông không bị rụng lá vì khả năng chịu rét rất tốt.
Hoa cây kim ngân khi mới nở có màu trắng, sau khoảng 2 – 3 ngày sẽ ngã sang màu vàng, nên cây mới có tên là kim ngân (vàng bạc). Tràng hoa cánh hợp dài 2 – 3 cm, chia làm 2 môi dài không đều nhau. Mỗi môi rộng lại chia thành 4 thùy nhỏ. Mỗi hoa có 5 nhị đính ở họng tràng, mọc chìa ra ngoài. Hoa nở khá thơm, mùi thơm dịu. Quả kim ngân hình cầu, màu đen, mọng.
Tác dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa
Thân cây kim ngân có chứa nhiều dược chất tốt như tannin, Inositol, Luteolin, b-Sitosterol-D-Glucoside, Isochlorogenic acid, b-Sitosterol, Stigmasterol, Stimasteryl-D-Glucoside, Chlorogenic acid, Ginnol,...
Bởi vì thành phần hóa học có chứa nhiều hợp chất có giá trị mà cây kim ngân hoa cũng mang lại rất nhiều tác dụng điều trị bệnh đặc biệt.

Tác dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa. Thân cây kim ngân có chứa nhiều dược chất tốt như tannin, Inositol, Luteolin, b-Sitosterol-D-Glucoside...
- Tác dụng kháng khuẩn: Nước sắc hoa kim ngân giúp ức chế mạnh đối với tụ cầu khuẩn, trực khuẩn thương hàn, trực khuẩn lỵ Shiga, trực khuẩn mủ xanh, tụ cầu vàng, trực khuẩn lao, não cầu khuẩn, trực khuẩn ho gà, liên cầu khuẩn, phế cầu khuẩn,… cũng như các loại nấm ngoài da, virus cúm Spirochete…
- Tác dụng kháng viêm, kháng virus: Làm giải nhiệt, giảm chất xuất tiết, làm tăng tác dụng thực bào của bạch cầu.
- Tác dụng hưng phấn trung khu thần kinh: Cường độ bằng 1/6 của cà phê
- Tác dụng chống lao, tác dụng trên đường huyết,...
Ngoài ra, dùng kim ngân còn có tác dụng tốt với mắt, giúp chuyển hóa lipid, làm hạ cholesterol trong máu, tăng khả năng chuyển hóa chất béo, lợi tiểu,…
Cách dùng cây kim ngân hoa để chữa bệnh
- Dùng điều trị bệnh
Đối với bệnh viêm xoang cấp: Kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, chi tử 8g, mạch môn 12g, hy thiên thảo 16g, ngư tinh thảo 16g
Bệnh viêm xoang mãn: Sinh địa 16g, huyền sâm 12g, đan bì 12g, mạch môn 12g, kim ngân hoa 16g, ké đầu ngựa 16g, trần bì 8g, hoàng cầm 12g.
Bệnh họng đau, quai bị: Kim ngân hoa 16g, Liên kiều 12g, Trúc diệp 12g, Ngưu bàng tử 12g, Cát cánh 8g, Kinh giới tuệ 8g, Bạc hà 4g, Cam thảo 4g, Đậu xị 18g, sắc uống.

Tác dụng chữa bệnh của cây kim ngân hoa. Loại cây này có thể chữa được bệnh viêm xoang
- Dùng hàng ngày
Dùng hàng ngày để tăng cường sức khỏe, điều trị bệnh béo phì: Ngày dùng từ 4 đến 8g hoa, hoặc 10 đến 20g cành có lá, dùng như cách sắc thuốc, hoặc ngâm rượu.
Kim Ngân Hoa tươi hay khô, hoa hay lá đều có thể dùng như trà hàng ngày: Có tác dụng giảm cân .
Cháo Kim Ngân Hoa dùng khi muốn thanh nhiệt, giải độc =.
Cháo trắng nấu riêng. Hoa kim ngân nấu riêng. Khi ăn, hâm cháo sôi lên, pha thêm trà Kim Ngân Hoa đã nầu riêng vào cháo . Ăn ngọt mặn tùy thích.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Muốn bảo vệ sức khỏe gia đình đông thành viên một cách chu toàn - đâu là giải pháp tiết kiệm nhất?
Chi phí điều trị bệnh là không hề rẻ, có thể tiêu tốn từ vài triệu đến hàng trăm triệu đồng, bao gồm tiền thuốc, xét nghiệm, giường bệnh và chi phí chăm sóc. Đặc biệt, đối với những gia đình có người già và trẻ nhỏ - những đối tượng có nguy cơ cao, nếu cùng nhiễm bệnh sẽ khiến con số này tăng gấp nhiều lần, tạo áp lực lớn về tài chính lẫn tinh thần.April 4 at 11:15 am -
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm