Nhóm thực phẩm và đồ uống nên tránh vào mùa đông

Các chuyên gia gợi ý rằng, tốt nhất nên tránh một số nhóm thực phẩm, đồ uống cụ thể trong ngày lạnh để có sức khỏe và khả năng miễn dịch tốt hơn.
19/12/2023 17:02

Thực phẩm nhiệt độ lạnh

Ngay cả vào mùa đông, bạn cũng cảm thấy rất khó để kiềm chế ham muốn khi nghĩ đến một chai nước ngọt lấy ra từ tủ lạnh.

Nhưng bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi hành động, bởi uống đồ ướp lạnh và ăn thực phẩm lạnh có thể làm suy giảm hệ thống phòng thủ của cơ thể, khiến cơ thể rất dễ mắc bệnh.

Chuyên gia tư vấn dinh dưỡng Rupali Dutta (Ấn Độ) cho biết: “Bạn không nên ăn thực phẩm có nhiệt độ lạnh trong mùa đông, vì cơ thể phải làm việc chăm chỉ gấp đôi để đưa chúng lên nhiệt độ cơ thể”.

Sản phẩm từ sữa

Các sản phẩm từ sữa có bản chất tạo ra chất nhầy - một đặc điểm có thể khiến bạn dễ bị thở khò khè và các bệnh nhiễm trùng khác.

Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế ăn các sản phẩm từ sữa lạnh như sữa tươi, sữa lắc và sinh tố trong mùa đông. Sữa đông cũng vậy, tốt nhất nên tránh dùng sau bữa trưa vào mùa đông.

Delnaaz T. Chanduwadia, Trưởng chuyên gia dinh dưỡng tại Bệnh viện Jaslok (Ấn Độ) cho biết: “Một số người nhạy cảm với sữa. Đặc biệt, những người dễ bị cảm lạnh và ho nên tránh dùng các sản phẩm từ sữa".

tpmuadong

(Ảnh minh họa: ITN)

Thực phẩm chế biến sẵn

Theo Sweedal Trinidade, Cán bộ cấp cao về Dinh dưỡng (HOD) tại Bệnh viện Hinduja nói: “Những thực phẩm nặng, chẳng hạn như thịt chế biến sẵn không nên dùng trong mùa đông".

Các chuyên gia khác cũng đồng ý rằng cơ thể phải mất nhiều thời gian hơn để tiêu hóa những thứ này, do đó khiến chúng ta uể oải vào thời điểm vốn đã ít hoạt động thể chất.

Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về tiêu hóa và tăng cân. Giảm thiểu thực phẩm chế biến sẵn cũng được khuyến khích trong thời tiết lạnh vì chúng có thể gây dị ứng ở một số người.

Thực phẩm sống

Theo Chuyên gia dinh dưỡng và Huấn luyện viên Sức khỏe Thực dưỡng Shilpa Arora, tốt nhất bạn nên tránh ăn salad và thức ăn sống sau giờ ăn trưa vào mùa đông.

Điều này là do thực phẩm sống sẽ làm tăng tính axit, đầy hơi và quá trình tiêu hóa đạt đỉnh điểm vào buổi trưa.

Chuyên gia dinh dưỡng Delnaaz T. Chanduwadia cũng đồng tình: “Điều quan trọng là phải ăn những sản phẩm theo mùa. Hầu hết các loại thực phẩm phát triển theo một mùa cụ thể đều nhằm mục đích hỗ trợ, chữa lành và bảo vệ chúng ta khỏi những căn bệnh dễ mắc phải nhất trong những tháng đó”.

Đồ uống có ga

Chúng ta đều biết mình nên tránh đồ uống ướp lạnh trong mùa đông. Nhưng các chuyên gia cho rằng, tốt hơn hết bạn nên hạn chế tiêu thụ tất cả các loại đồ uống có ga, nước ép trái cây và các đồ uống có đường khác.

Lượng đường cao trong những loại thức uống này khiến cơ thể phát triển tình trạng kháng insulin và do đó có thể làm giảm khả năng miễn dịch.

Shilpa Arora cho biết: “Hãy ăn trực tiếp trái cây tươi và tránh nước ép trái cây đóng gói. Ngay cả nước ép trái cây tươi cũng nên hạn chế trong mùa đông”.

Thực phẩm béo

Mặc dù đồ béo hay đồ chiên rán có hương vị hấp dẫn và có thể giúp cơ thể đối phó với thời tiết lạnh giá nhưng các chuyên gia khuyên bạn nên thận trọng và tránh ăn quá nhiều calo rỗng.

Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Sweedal Trinidade cho biết: “Nhóm thực phẩm béo sẽ khiến bạn rời xa mục tiêu cân nặng khỏe mạnh, làm xáo trộn các thông số máu. Các loại gia vị có thể đáp ứng vị giác của bạn trong một thời gian nhưng sẽ khiến bạn gặp vấn đề về dạ dày”.

Đồ ngọt

Có rất nhiều ngày lễ diễn ra vào mùa đông, và những dịp này thường tự động gắn liền với những món ăn có đường. Chuyên gia dinh dưỡng cấp cao Sweedal Trinidade cho rằng, đồ ăn nhiều đường có thể cản trở khả năng miễn dịch ở nhiệt độ khắc nghiệt.

“Chúng ta hãy để mắt đến khả năng miễn dịch của cơ thể bất cứ khi nào thèm ăn đồ ngọt. Đường làm tăng chứng viêm và các cơn đau liên quan cũng làm giảm khả năng miễn dịch khiến bạn dễ bị rối loạn hô hấp”, cô nói.

Ngoài việc tránh những nhóm thực phẩm và đồ uống kể trên, bạn cũng nên giữ cho cơ thể luôn ấm áp, an toàn và đừng quên áp dụng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng trong mùa đông này.

Lưu ý, khuyến nghị trên của giới chuyên gia chỉ mang tính cung cấp thông tin chung chung, không thể áp dụng cho tất cả các nhóm người và không thể thay thế cho ý kiến y tế có trình độ. Tốt nhất, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc bác sĩ riêng để biết thêm thông tin.

Theo Food.NDTV

comment Bình luận

largeer