Những ai không nên ăn bột ngọt?

Bột ngọt hay còn gọi là mì chính, là một loại gia vị thường dùng cho các món ăn. Nếu sử dụng không đúng cách đều có thể gây hại cho sức khoẻ.
22/05/2018 08:53

Bất cứ thứ gia vị nào cũng có khả năng gây ra phiền toái cho chúng ta nếu cơ thể bị kích ứng với các thành phần có trong nó.

Đối với bột ngọt/mì chính, để tránh các trường hợp bị dị ứng hoặc bất lợi cho cơ thể, dưới đây là một số người không nên sử dụng loại gia vị này.

Giá trị dinh dưỡng bằng không

Chia sẻ với Pháp Luật TP.HCM, PGS-TS Nguyễn Duy Thịnh (cán bộ Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm ĐH Bách khoa Hà Nội) cho rằng cũng như các gia vị khác, bột ngọt không phải là chất dinh dưỡng, chất ngọt bởi nó không thay thế vị ngọt tự nhiên, giàu dinh dưỡng từ rau củ, cá, trứng...

Do đó người già, trẻ nhỏ không nên ăn nhiều.

Nhung ai khong nen su dung mi chinh

Những ai không nên ăn bột ngọt? Người già và trẻ nhỏ không nên ăn nhiều

Nguyễn Thị Lâm, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, chia sẻ với truyền thông rằng: Cũng như các loại gia vị khác như muối, mắm, giấm, nước tương, ớt, tiêu,… mì chính (bột ngọt) không đem lại giá trị dinh dưỡng mà chỉ đơn thuần là một chất tạo vị cho món ăn.

Do đó, chúng ta không nên lạm dụng.

Những ai không nên ăn bột ngọt?

BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp (Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM) chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng bột ngọt/mì chính trong bữa ăn hằng ngày:

  • Thứ nhất: Bột ngọt chỉ là một loại gia vị, có thể làm cho món ăn ngon hơn, song thực chất chúng không phải là thực phẩm cung cấp các chất dinh dưỡng, vì vậy chỉ sử dụng khi thấy thực sự cần.
Ai không nên sử dụng bột ngọt? - Ảnh 1.

 Không nên lạm dụng bột ngọt/mì chính

  • Thứ hai: Không nên sử dụng bột ngọt khi bạn bị kích ứng. Hãy chú ý xem cơ thể có bị dị ứng khi sử dụng bột ngọt hay không. Nếu có thì không nên sử dụng chúng trong các món ăn.
  • Thứ ba: Những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt.

Lý do: Trong thành phần bột ngọt có sodium (natri) là một chất điện giải cần thiết cho hoạt động của các tế bào trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu tiêu thụ nhiều natri sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, loãng xương và gây rối loạn tiêu hóa, mà trong bột ngọt có natri.

Do đó, phải lưu ý rằng những người bị tăng huyết áp, suy thận hoặc các bệnh lý liên quan tới chuyển hóa thì nên hạn chế sử dụng bột ngọt.

Theo bác sĩ, ta cần biết hàm lượng nitrat có trong các gia vị như sau: Một muỗng canh cà phê muối có 4 g, một muỗng canh nước mắm thì có 1 g, một muỗng cà phê nước tương chứa 0,75 g muối nitrat, một muỗng cà phê hạt nêm có 0,25 g, trong khi một muỗng cà phê bột ngọt đã có tới 1,25 g muối.

Có thể thấy lượng natri trong bột ngọt bằng 1/3 lượng natri trong muối.

Thứ tư, với trẻ em, kiến nghị để thực hành với lối sống lành mạnh, khuyến nghị không nên sử dụng gia vị trong đó có bột ngọt khi chế biến thức ăn cho trẻ em dưới 12 tháng.

Với trẻ em lớn hơn thì cũng không nên, vì thực tế đây là loại gia vị không có giá trị dinh dưỡng; việc nấu, nêm nếm hoặc lạm dụng bột ngọt khi nấu thức ăn cho trẻ vô tình làm tăng khả năng dị ứng với những trẻ không dung nạp được với mì chính/bột ngọt hoặc tăng nguy cơ tiêu thụ nhiều hàm lượng nitrat có trong loại gia vị này.

Nêm ít gia vị còn giúp trẻ hình thành thói quen tốt là không ăn mặn để chủ động phòng ngừa bệnh tăng huyết áp, tim mạch, loãng xương, béo phì...

Ngoài ra, với tất cả loại gia vị, không riêng bột ngọt, không cần thiết phải nêm nếm nhiều gia vị trong các món ăn dặm nếu thực phẩm trong các món ăn này đã đủ đa dạng.

comment Bình luận

largeer