Những ai không nên ăn tỏi?
Công dụng của tỏi
Tỏi ta, tên khoa học là Alliumsativum L, họ hành Alliaceac (trước kia gọi là họ hành tỏi Liliaceae) và cũng được con người sử dụng làm gia vị, thuốc, rau như những loài họ hàng của nó.
Theo các nghiên cứu thì tỏi có nhiều tác dụng trong trị liệu. Đặc biệt là có tác dụng trong phòng chống ung thư, chống các bệnh tim mạch, giảm đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch, tác dụng kháng sinh, chống nhiễm độc và chất phóng xạ...
Tỏi có thể làm tăng thải trừ các chất đồng vị phóng xạ và giảm sự tích đọng các chất đồng vị phóng xạ trong cơ thể, giải độc nicotin mạn tính…

Những ai không nên ăn tỏi? Tỏi là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe và còn có tác dụng chữa bệnh
Tỏi là một phương thuốc tự nhiên để tăng cường hệ miễn dịch. Nếu thường xuyên ăn tỏi còn có thể làm ngảm nguy cơ mắc các bệnh cảm cúm hoặc cảm lạnh thông thường tới 63%.
Tỏi cũng rất hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tai và nhiễm khuẩn tụ cầu.
Tuy tỏi rất tốt cho sức khỏe nhưng có một số người dưới đây được khuyến cáo là không nên ăn tỏi nếu không muốn rước họa vào người.
Những người không nên ăn tỏi
Người có vấn đề về gan
Một trong những tác dụng hàng đầu của tỏi là khả năng kháng khuẩn, kháng virus nên tỏi có thể phòng ngừa nhiều bệnh, trong đó có viêm gan. Nhưng với những người đã bị viêm gan thì lại được khuyên là không nên sử dụng tỏi. Bởi trong tỏi có chứa một số chất gây kích thích dạ dày và ruột, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
Điều này có thể làm cho các triệu chứng của bệnh viêm gan xấu đi như buồn nôn… Hơn nữa, sử dụng quá nhiều tỏi còn có thể dẫn đến thiếu máu vì một số thành phần trong tỏi làm giảm số lượng tế bào hồng cầu và hemoglobin.
Tỏi lại là gia vị cay, tính nóng, gây kích thích mạnh. Người mắc bệnh gan ăn tỏi sẽ khiến gan càng nóng hơn, lâu ngày dẫn tới nhiều tổn thương đối với cơ quan này.
Người bị tiêu chảy
Khi bị tiêu chảy đường ruột sẽ bị vi khuẩn xâm nhập. Việc ăn tỏi sống sẽ khiến cho niêm mạc đường ruột bị tổn thương, xung huyết, quá trình tiêu hóa và phân giải các chất tắc nghẽn, bạn càng đau bụng và đi tiêu nhiều hơn.
Người bị bệnh thận
Ăn các thực phẩm hăng cay như tỏi, ớt cay luôn là thực phẩm được khuyến cáo không nên dùng với người có bệnh nặng hoặc người đang uống thuốc. Do chúng có khả năng xuất hiện tác dụng phụ rất rõ rệt, không những có thể làm cho bệnh cũ tái phát, mà còn làm cho thuốc uống vào mất hiệu quả, hoặc thuốc sản sinh ra phản ứng liên tục, ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Những người có bệnh về mắt
Theo các chuyên gia, những người đang mắc các bệnh liên quan đến mắt như: giảm thị lực, hoa mắt, đau mắt,… nếu ăn nhiều tỏi trong thời gian dài sẽ làm tổn thương đến mắt.
Bởi loại củ này có một phần thành phần gây kích thích màng nhầy và mô kết mạc của mắt. Do vậy những người thị lực yếu và đang mắc các bệnh về mắt được khuyến cáo nên hạn chế ăn tỏi.
Phụ nữ mang thai và cho co bú
Nếu chỉ sử dụng tỏi như một loại gia vị với liều lượng nhỏ thì vẫn an toàn cho phụ nữ có thai và cho con bú. Tuy nhiên 2 đối tượng này nên tránh dùng tỏi với liều lượng nhiều, do tỏi có thể gây mùi cho sữa mẹ khiến bé cáu kỉnh, bỏ sữa...
Người bị huyết áp thấp
Một trong các công dụng nữa của tỏi là có khả năng hạ huyết áp. Vì thế, đây là lý do tại sao những người có huyết áp thấp nên tránh ăn tỏi vì có thể làm cho tình trạng bệnh xấu đi.

Những ai không nên ăn tỏi? Những người bệnh gan không nên ăn tỏi
Người đang uống thuốc đông máu
Tỏi có đặc tính chống đông tự nhiên và được coi là tốt nhất để điều trị các vấn đề về lưu thông. Nhưng nếu bạn đang sử dụng các loại thuốc chống đông máu, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo không nên ăn tỏi khi đang dùng thuốc này vì nó có thể dẫn đến chảy máu nhiều.
Người đang sử dụng thuốc
Theo các bác sĩ, những người đang phải sử dụng thuốc theo toa không nên ăn tỏi khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ. Nguyên nhân là tỏi có thể làm giảm hiệu quả của một số loại thuốc và chúng cũng có chức năng phân hủy một số thuốc, nhất là thuốc tránh thai.
Các dùng tỏi chữa bệnh
- Phòng và điều trị cảm cúm: Giã nát 3 tép tỏi, hãm trong 50g nước sôi khoảng nửa giờ. Chắt lấy nước, nhỏ vào mũi mỗi bên khoảng 2 hay 3 giọt, ngày 2 hoặc 3 lần.
- Rửa vết thương, chỗ lở loét: Pha loãng 1 phần dịch tỏi và 10 phần nước cất, thêm 2% cồn để bảo quản.
- Chữa đau răng: Giã nát 2 tép tỏi trộn với một chút nước ấm. Đợi khoảng 10 phút sau, dùng một que tăm tẩm dịch tỏi thấm đều xung quanh chỗ đau.
- Chữa mụn cóc, chai chân: Giã nát 2 tép tỏi, dán gọn vào chỗ bị chai và để qua đêm.
- Chữa viêm họng: Giã nát 2 tép tỏi rồi trộn 1 phần tỏi và 3 phần hành lá, buộc vào huyệt Hợp cốc ở bàn tay và để qua đêm. Dịch tỏi sẽ thấm qua da và kích thích mạnh vào huyệt có tác dụng chữa viêm họng. Hành lá có tác dụng làm giảm độ nóng để tránh phồng da.

Những ai không nên ăn tỏi? Tỏi có thể dùng chữa viêm họng, cảm cúm... rất tốt
Những lưu ý khi dùng tỏi
- Do tỏi có tính nóng và tác dụng hành khí mạnh nên cần thận trọng khi sử dụng cho phụ nữ mang thai, người nóng sốt, nhiễm trùng chân răng, viêm xoang.
- Tỏi có thể gây dị ứng, mẩn ngứa ở một số người nên cần thận trọng nếu bạn bị dị ứng tỏi.
- Người mới phẫu thuật không nên ăn tiuer bởi có thể khiến thay đổi ảnh hưởng của các thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật.
- Tỏi có thể gây phản ứng nguy hiểm với những người đang điều trị HIV/AIDS.
- Không nên ăn tỏi khi đói bụng vì dễ khiến kháng sinh trong tỏi phát tác dẫn đến nóng trong dạ dày.
- Thể trạng yếu không nên ăn tỏi bởi có thể làm tiêu tan khí huyết.
- Không ăn tỏi quá nhiều và thường xuyên bởi có thể làm mất tính cân bằng trong môi trường dạ dày dẫn tới chán ăn, mệt mỏi, sút cân và ảnh hưởng đên sthanaj, tổn thương khí huyết và tăng nguy cơ vô sinh ở nam giới.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Giãn mao mạch: Nguyên nhân và phương pháp điều trị
Giãn mao mạch là một vấn đề phổ biến không chỉ gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn làm suy giảm sức khỏe làn da và chất lượng cuộc sống. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch là gì và phương pháp điều trị như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch tại hệ thống Phòng khám OHIO được cấp phép của Sở Y tế
Việc ứng dụng Laser công nghệ cao trong điều trị giãn mao mạch đảm bảo an toàn và hiệu quả, theo quy định của Luật chỉ được thực hiện tại các Phòng khám Chuyên khoa da liễu được cấp phép hoặc bệnh viện.March 25 at 7:50 pm -
Nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi
Giãn mao mạch ở chân đùi không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe tĩnh mạch của bạn. Tình trạng này phổ biến hơn ở phụ nữ và có thể tiến triển nặng hơn nếu không được can thiệp kịp thời. Vậy nguyên nhân gây giãn mao mạch ở chân đùi là gì và phương pháp nào giúp điều trị hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.March 25 at 7:50 pm -
Trị giãn mao mạch uy tín tại Sài Gòn: Chọn Phòng khám da liễu OHIO
Giãn mao mạch nếu không điều trị sớm có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Để đảm bảo quá trình điều trị hiệu quả, an toàn, việc lựa chọn một cơ sở y tế uy tín, được cấp phép đảm bảo các điều kiện về chuyên môn của bác sĩ, cơ sở vật chất, máy móc công nghệ, quy trình điều trị đảm bảo tính an toàn về chuyên môn được cơ quan chức năng có thẩm quyền thẩm định và cấp phép.March 25 at 7:50 pm