Những bài tập giúp chữa sa tử cung cho mẹ sau sinh hiệu quả tại nhà

Sa tử cung là tình trạng mà các cơ quan vùng chậu bị dịch chuyển ra khỏi vị trí giải phẫu vốn có. Tình trạng sa tử cung hay còn gọi là sa sinh dục thường hay gặp ở phụ nữ đã sinh con, trải qua thời kỳ mãn kinh, hút thuốc nhiều hoặc thừa cân, béo phì,…
04/11/2020 06:35

Nguyên nhân gây nên tình trạng sa tử cung

5efd4a88be7ea27eb6d1820f_hinh-anh-sa-tu-cung-qua-tung-cap-do-1-2-3-chi-tiet

Hình minh họa

Một trong những nguyên nhân chính yêu gây ra tình trạng sa tử cung là việc sinh con. Trên đường xuống âm đạo, thai nhi có thể kéo căng và xé rách các mô nâng đỡ cũng như cơ sàn chậu của cơ thể. Vì thế, phụ nữ sau khi sinh quá nhiều con qua âm đạo thì nguy cơ bị sa tử cung là rất lớn.

Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng sa tử cung đó là: do ho mãn tính, nâng đỡ vật nặng, do táo bón. Những việc này ít hay nhiều đều gây áp lực lên cơ quan vùng chậu và cơ sàn chậu nên có thể dẫn đến sa sinh dục ở phụ nữ.

Làm thế nào để ngăn ngừa sa sinh dục ở phụ nữ?

Chị em phụ nữ luôn hiểu rằng việc phòng tránh sẽ luôn dễ dàng hơn điều trị. Vì thế trong sinh hoạt hằng ngày chị em nên chú ý để phòng  tránh sa tử cung ngay từ đầu. Sa tử cung là do cơ quan sàn chậu và các mô nâng đỡ bị yếu, không còn đủ lực để nâng đỡ, bảo vệ các cơ quan vùng chậu. Thế nên, chị em phụ nữ nên lưu ý luyện tập, giữ cho phần cơ sàn chậu luôn khỏe mạnh. Nhất là những chị em phụ nữ đã từng trải qua sinh nở.

Cơ sàn chậu cũng giống như bất kỳ cơ bắp trong cơ thể, bạn cần thực hiện một số bài tập phù hợp để nâng cao sức khỏe, sự dẻo dai của cơ quan này. Trong đó, bài đập đối kháng (resistance training) là bài tập tuyệt vời nhất để bạn có thể tăng cường sức mạnh cơ sàn chậu. Ngoài ra, chị em phụ nữ cũng lưu ý tập luyện phần cơ mông, cơ đùi trong, cơ bụng, cơ lưng dưới thường xuyên thông qua những bài tập như squat, lunge, nâng tạ,…Vì những phần cơ này đều có tác dụng trong việc duy trì sức mạnh và sự dẻo dai của phần cơ sàn chậu.

Những bài tập giúp chữa sa tử cung tại nhà

  • Bài tập: tư thế nửa cây cầu

how-to-do-bridge-pose-1

Hình minh họa

Đầu tiên, bạn nằm trên thảm tập. Hai chân co lại, nhớ giữ chặt hai bài chân trên thảm. Sau đó hai tay duỗi thẳng theo hai bên hông, lòng bàn tay thì úp xuống mặt thảm.

Tiếp theo, bạn bắt đầu bài tập bằng việc hít vào, thở ra để thả lỏng cơ thể. Lưu ý, khi hít vào bạn phải cảm nhận phần xương sườn hai bên sẽ mở rộng. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh tình trạng bị căng thẳng ở cổ khi cố hít mạnh vào và làm lồng ngực phồng lên, vì như thế phần không khí chỉ đi vào phổi và dừng lại ở đó thay vì đi xuống khu vực dưới bụng.

Sau khi hút vào thì bạn từ từ nâng mông lên, lưu ý tay và vai vẫn chạm thảm. Khi bạn nâng mông lên hết mức có thể thì cố giữ cho phần đầu gối, bụng, vai tạo thành một đường thẳng rồi dừng lại 1-2 giây. Sau đó, lại từ từ thở ra và hạ mông xuống. Cứ thể quay lại tư thế ban đầu. Bạn nên lặp đi lại vài lần động tác này theo khả năng của mình. 

Bài tập nửa cây cầu sẽ giúp các cơ quan vùng chậu hướng vào bên trong, làm giảm áp lực cho vùng âm đạo, và cơ quan vùng chậu của cơ thể.

  • Bài tập: tư thế nằm nghiêng

52ba40a6d2e53bbb62f4

Hình minh họa

Khi bắt đầu tập thì bạn nằm nghiêng sang bên trái, tay trái duỗi thẳng lên đầu, phần đầu thì nằm trên cánh tay trái. Nếu như bạn đã quen với bài tập này thì có thể nâng cao độ khó bằng cách chống khủy tay trái trên sàn, giữ cho phần hông trở lên không chạm thảm. Hai chân thì duỗi thẳng, nhớ là đặt phần chân phải lên trên chân trái nhé.

Sau đó, bạn nâng chân trái lên. Rồi hít vào, di chuyển phần chân phải về phía trước mặt và thở ra, tiếp tục di chuyển chân phải ra sau lưng. Lưu ý, khi thực hiện động tác này thì bạn giữ cho phần thân trên thăng bằng, cố định và không di chuyển, xê dịch gì nhé.

Bạn thực hiện như thế khoảng 10 lần, và trong lần cuối cùng thì duỗi thẳng mũi chân, xoay chân phải theo chiều kim đồng hồ 5 vòng rồi xoay theo chiều ngược lại 5 vòng. Sau đó bạn lại tiếp tục đưa chân phải về vị trí ban đầu rồi thay đổi tư thế nằm nghiêng sang bên phải rồi thực hiện tương tự động tác như trên.

Ngoài hai bài tập kể trên thì bạn cũng có thể tập luyện một số bài tập khác tại nhà để chữa sa tử cung như động tác mèo con, động tác nàng tiên cá, động tác tách chân, động tác nâng chân,…

Khi tập luyện tại nhà thì bạn nên hạn chế việc thực hiện những động tác trong tư thế đứng vì như thế có thể gây áp lực lớn cho phần cơ sàn chậu. Ngoài ra, bạn cũng nên dùng cơ lõi hay dùng bụng để hít thở thay vì hít thở bằng phổi để tốt hơn cho quá trình điều trị sa tử cung tại nhà. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho chị em phụ nữ trong việc phòng tránh và hỗ trợ điều trị sa tử cung tại nhà!

Minh Hằng

comment Bình luận

largeer