Những loại thảo mộc nên trồng trong vườn nhà để chăm sóc sức khỏe tốt hơn

Hiện nay việc trồng những loại thảo mộc trong nhà đã dần trở nên phổ biến, bởi vì những loại thảo mộc không chỉ giúp sân vườn thêm thoáng mát, sạch đẹp mà còn là nguyên liệu sạch để nấu ăn, chăm sóc sức khỏe được tốt hơn.
23/02/2021 09:45

Trồng cây hương thảo

huong-dan-cach-trong-cay-huong-thao-cho-vuon-nha-thom-ngat-vcv

Cây hương thảo chứa nhiều tinh dầu tốt cho sức khỏe, khi tưới nước chạm nhẹ vào lá sẽ cảm nhận được mùi hương tinh khiết giúp thư giãn tinh thần. Người ta thường dùng hương thảo trong các trường hợp cơ thể suy nhược, làm việc quá sức, choáng do huyết áp thấp, người mệt yếu do tuần hoàn kém, mau quên, ăn uống không tiêu, đau nhức cơ, thấp khớp, viêm họng, nhức đầu, căng thẳng thần kinh, trầm cảm, lo âu và mất ngủ, trí nhớ giảm sút… Hương thảo được dùng dưới các dạng: ngâm rượu (cồn thuốc), nước hãm, làm pomat hoặc chiết tinh dầu để xoa bóp ngoài da. Loại cây này có bộ rễ khá nhạy cảm và cần sự thoát nước tốt nên khi trồng cần chọn đất phải đảm bảo vừa tơi xốp, thoát nước vừa đủ ẩm để lá cây không bị xơ xác. Thêm một vài cành hương thảo cho món sườn quay, thịt nướng sẽ làm cho hương vị món ăn hấp dẫn hơn.

Trồng cây xạ hương

Loại cây này dùng nhiều trong món hầm và nướng này phát triển tốt nhất khi được trồng nơi có nhiều ánh nắng. Cây thường được trồng vào mùa xuân và sau đó phát triển như một cây lâu năm. Nó có thể được nhân giống bằng hạt, cắt, hoặc chia rễ từ cây. Vì có thể sinh tồn được mà không cần nhiều chăm sóc nên người ta có thể trồng làm hàng rào xung quanh nhà. Hương vị xạ hương hơi hăng, cay, mặn, gần giống với đinh hương. Cỏ xạ hương thường được dùng để điều trị viêm phế quản, ho gà, đau họng, đau bụng, viêm khớp, đau bụng, đau dạ dày, tiêu chảy, đái dầm, chứng khó tiêu, đầy hơi, nhiễm ký sinh trùng giun tròn và rối loạn da. Cỏ xạ hương cũng được sử dụng để tăng lưu lượng nước tiểu (như thuốc lợi tiểu), để khử trùng nước tiểu và như một chất kích thích thèm ăn. Một số người dùng cỏ xạ hương trực tiếp lên da để điều trị viêm thanh quản, viêm amidan, đau miệng và hôi miệng.

Trồng cây xô thơm

xo-thom-sage

Cây xô thơm nằm trong họ hoa môi – Salvia, có nghĩa là “chữa lành”. Cây xô thơm được làm chất chống viêm để giảm căng thẳng thần kinh và cơ bắp, giúp chống co thắt, an thần; giúp làm căng da và điều trị các triệu chứng mãn kinh, hội chứng tiền kinh nguyệt và mệt mỏi, cũng như tăng ham muốn tình dục. Cây có vị hơi đắng, ấm và có tác dụng làm se. Trồng cây xô thơm không yêu cầu chăm sóc đặc biệt, chỉ cần đặt chậu cây nơi có nhiều ánh sáng và tưới nước thường xuyên là được. Ngoài làm gia vị, cây xô thơm còn là một chất làm sạch tự nhiên, thuốc trừ sâu. Không chỉ vậy, rất nhiều người còn đốt cây xô thơm trắng (Salvia Apiana) trong các nghi lễ thanh tẩy tâm linh nhằm tránh các năng lượng tiêu cực và vi khuẩn gây hại.

Trồng tía tô đất

Tía tô đất còn được gọi là “cây mật ong”, vì vào mùa hè hoa nở có rất nhiều mật hoa. Tía tô đất được sử dụng cho các vấn đề về tiêu hóa bao gồm đau bụng, đầy hơi, nôn mửa; các cơn đau bao gồm đau bụng kinh, nhức đầu và đau răng; rối loạn tâm thần bao gồm chứng loạn dưỡng và u sầu. Loại cây này cũng thường được sử dụng để tạo hương cho món kem và dùng để làm trà thảo dược giúp giảm âu lo. Tinh dầu tía tô đất có chức năng kháng khuẩn tốt và giúp chống oxy hóa cao nên được chị em phụ nữ sử dụng làm đẹp rất nhiều. Tía tô có thể trồng quanh năm trên đất có nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt

Trồng cây bạc hà

1436095666-2

Cây bạc hà có mùi thơm hắc vì chứa tinh dầu Menthol. Nhiều người vẫn gọi húng lủi là bạc hà, tuy nhiên hai loại này rất khác nhau. Lá húng lủi tròn, dày, trong khi đó là bạc hà mảnh hơn và có chóp nhọn. Cây bạc hà phát triển tốt nhất ở những nơi ẩm ướt và dưới bóng râm. Bạc hà được dùng trang trí trong các loại nước uống như mojito, nước chanh và để chế tạo tinh dầu, còn húng lủi được dùng làm trong chế biến món ăn. Loại cây này cũng đã trở thành loại thảo dược được sử dụng lâu đời vào khoảng 10000 năm trước vì nó có thể kích thích hệ tiêu hóa, sát trùng mạnh, chữa cảm sốt, ngạt mũi và đau bụng.

Trồng cây húng quế

Húng quế hay còn được gọi là rau quế, húng chó, húng giổi… Lá quế rất thơm và thường được sử dụng như một loại gia vị, là món ăn kèm với thịt vịt luộc. Húng quế tốt cho gan, ổn định lượng đường trong máu và kháng khuẩn. Đây cũng là một trong những loại rau mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cùng nhiều công dụng chữa bệnh khác nhau như chữa sốt, cảm lạnh, trị ho, điều trị nhức đầu,…Tinh dầu húng quế là liệu pháp dưỡng da và dưỡng ẩm rất tốt. Húng quế không kén đất hay thời tiết nên có thể trồng vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

Trồng củ nén

maxresdefault

Củ nén là cây mùi thơm với hương vị của củ hành nên còn được gọi là cây hành thơm là loại gia vị phổ biến của miền Trung, cùng họ với nhà hành, tỏi nhưng mùi thanh và cay hơn. Lá củ nén được dùng ăn sống hay nấu chín, phần thân chúng ta hay gọi là “củ” được sấy khô để sử dụng về sau. Theo Đông Y, củ nén có vị cay, tính ấm, mùi hăng và nồng, có tác dụng trong ôn ấm tỳ vị, trúng gió, giải cảm, nóng rét, trị ho, tiêu đờm, giúp đổ mồ hôi, sát khuẩn, lợi tiểu, trị cảm hàn, bí tiểu, bị côn trùng hay rắn độc cắn,… Sỡ dĩ củ nén có nhiều công dụng như trên, do nó chứa các hợp chất lưu huỳnh như metylpen – tyldisulfid, pentylhydrodisulfid và nhiều silic, đó đều là những hợp chất quan trọng giúp củ nén có tính kháng sinh, trợ tiêu hoá, giúp sát trùng đường hô hấp, chống sình bụng, ngăn cảm cúm và viêm họng, đặc biệt nén cũng có tác dụng chống bệnh ung thư…Củ nén được trồng trên đất cát hoặc đất khô, không cần phải bón phân nhiều và có hoa màu tím dịu nhẹ rất đẹp.

Trồng gừng

Gừng là một loại gia vị phổ biến được dùng trong một số hình thức y học thay thế. Nhiều nghiên cứu cũng đã khẳng định rằng dùng 1 gram gừng hoặc nhiều hơn có thể trị thành công chứng buồn nôn. Bao gồm các chứng buồn nôn do ốm nghén, hóa trị và say sóng. Gừng cũng có vẻ như có khả năng chống viêm cực mạnh và có thể giúp kiểm soát cơn đau. Một nghiên cứu trên các đối tượng có nguy cơ ung thư ruột kết cho thấy dùng 2 gram chiết xuất gừng mỗi ngày làm giảm dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng tương tự như aspirin. Gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước vì thế khi trồng bạn phải cung cấp vừa đủ nước trong suốt thời gian sinh trưởng của cây.

Thanh Hà ( tổng hợp)

comment Bình luận

largeer