Những ai không nên uống trà đá?
Cách pha trà đá
Đun nước sôi
Tốt nhất là bạn nên chọn nước sôi từ 85-90 là phù hợp để trà ngon nhất. Nếu pha bằng nước đang đun sôi ngay trên bếp thì chè sẽ nhanh nồng và thiu. Hơn thế nữa đun lâu còn khiến nước chè chuyển sang màu nâu đỏ. Bên cạnh đó, nước sôi quá dễ khiến cho trà mất đi một số chất dinh dưỡng trong no và giảm chất lượng của trà.
Ủ trà
Nên ủ trà khoảng 3-4 phút là chắt nước trà ra và tiếp tục cho nước thứ 2 vào. Làm như vậy cho đến khi hết vị trà và bỏ bã.
Nhớ không để ủ trà quá lâu bởi có thể khiến trà nồng và nhanh chuyển màu, nhất là vào thời tiết mùa hè.

Những ai không nên uống trà đá? Trà đá là thức uống quen thuộc giúp tinh thần tỉnh táo
Thêm đá
Sau khi chắt hết phần nước cốt của trà và nước vẫn đang còn nóng thì bạn bỏ đá vào. Bỏ sao cho đủ uống vừa vị.
Những ai không nên uống trà đá
Người bị bệnh về hô hấp
Do trà đá có tính lạnh nên có thể gây kích thích niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp. Nếu uống nhiều trà đá sẽ khiến bệnh tình thêm nặng hơn.
Người bị sỏi thận
Nhiều người nghĩ rằng, những bệnh nhân sỏi thận nên uống nhiều nước để giúp đào thải sỏi và chất độc trong thận, trong đó có cả trà đá. Tuy nhiên, trong trà đá có chứa nhiều oxalate. Oxalat là chất kết hợp với canxi gây tết tủa và tạo ra sỏi thận. Do vậy uống nhiều trà đá lại làm tăng nguy cơ sỏi thận.
Phụ nữ mang thai những tháng đầu
Các tannin trong trà xanh có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng của máu. Đặc biệt chúng có thể gây ảnh hưởng đến sự hấp thu sắt của máu. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người tiêu thụ trà xanh quá mức có sự hấp thu sắt giảm đáng kể từ 20-25%.
Do vậy mà các bác sĩ thường khuyến cáo phụ nữ mang thai nên tránh tiêu thụ trà xanh trong những tháng đầu của thai kỳ. Bởi vậy mà đối tượng này không nên uống nhiều trà đá.
Hơn nữa, caffein trong trà xanh có thể gây ra tác động có hại đối với thai nhi. Chất này có thể ảnh hưởng đến não đang phát triển của trẻ và có liên quan đến khuyết tật thần kinh ở trẻ sơ sinh.
Người khó ngủ và bị stress
Do trà đá có chứa chất caffein nên những ai bị khó ngủ và căng thẳng sẽ khiến tình trạng của họ càng tệ hơn nếu uống. Việc uống trà đá sẽ khiến bạn khó ngủ, căng thằng và khó giải tỏa, đặc biệt là trẻ nhỏ và người già.

Những ai không nên uống trà đá? Phụ nữ có thai những thai đầu thai kỳ không nên uống trà đá
Người đang đói
Uống trà đá lúc đói có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày và gây viêm loét dạ dày và tá tràng.... Nước trà sau khi vào cơ thể sẽ làm loãng dịch vị dạ dày. Cơ thể sẽ dễ dàng hấp thụ một lượng lớn caffein và có thể gây ra các triệu chứng như: chóng mặt, đánh trống ngực, yếu tay, run chân và các triệu chứng khác.
Ngoài ra, uống trà đá khi bụng trống rỗng sẽ khiến cơ thể dễ nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến hệ hô hấp, đặc biệt là phổi.
Những cấm kỵ khi uống trà đá
- Không pha trà bằng nước quá nguội hoặc quá nóng.
- Không uống trà đá đã pha từ lâu
- Không uống trà đá sau khi ăn xong

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm -
Chấm dứt ợ hơi, ợ chua, mất ngủ nhờ phương pháp đo áp lực thực quản HRM hiện đại
Từng khổ sở với ợ hơi, ợ chua, nuốt vướng và mất ngủ triền miên, chị H.T.B.L (38 tuổi) đã tìm lại giấc ngủ ngon và sức khỏe chỉ sau thời gian ngắn điều trị tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc nhờ kỹ thuật đo áp lực và nhu động thực quản độ phân giải cao HRM.July 1 at 12:00 pm