Những ai không nên ăn cua đồng?

Những ai không nên ăn cua đồng? Cua đồng là món ăn dân dã quen thuộc với người dân Việt Nam. Tuy rất bổ dưỡng nhưng chúng gây ra nhiều bất lợi cho cơ thể một số đối tượng. Bởi vậy, những người bị gout, phụ nữ có thai... không nên ăn cua đồng.
02/04/2018 09:51

Giá trị dinh dưỡng của cua đồng

Cua đồng là động vật sống đáy, ưa nước sạch, đào hang thích nghi với bùn sét, bùn cát. Chúng sinh sản quanh năm nếu môi trường thuận lợi và thường tập trung vào mùa xuân, hè, thu.

Món canh cua hấp dẫn trong mâm cơm của c gia đình đồng bằng Bắc bộ. Món ăn vừa đậm đà, ngon lạ miệng lại giàu dinh dưỡng. 

nhung ai khong nen an cua dong

Những ai không nên ăn cua đồng? Những người bị bệnh gout không nên ăn cua đồng

Theo nghiên cứu, trong 100g thịt cua đồng chứa 12,3% protid; 3,3% lipid; 5.040mg% Ca; 430mg% P; 4,7mg% Fe; 0,01mg% vitamin B1; 0,51mg% vitamin B2; 2,1mg% vitamin PP; 0,12mg% vitamin B6; 125mg% cholesterol; 0,25mg% melatonin... Đặc biệt, mai cua có nhiều chất chitin.

Bởi chứa nhiều canxi photpho mà cua đồng thường được dân gian sử dụng để phòng bệnh loãng xương cho trẻ em. Giúp trẻ em cứng cáp, mau biết đi hơn.

Trong y học cổ truyền, cua đồng được dùng để chữa ứ huyết khi bị chấn thương bầm dập.

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, có tác dụng sinh phong liền gân nối xương. Cua được dùng trị nhiệt tà, bạt độc, trừ ghẻ lở và máu kết cục.

Những ai không nên ăn cua đồng

Là loại thực phẩm quen thuộc lại giàu chất dinh dưỡng, cua đồng có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai ăn cua đồng cũng tốt cho sức khỏe. Bởi trong cua có một số chất sẽ gây bất lợi nếu người ăn nó mắc một số bệnh sau:

Phụ nữ có thai và cho con bú

Theo Đông y, phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng. Do trong cua đồng có chất có tác dụng phá khối u, tống xuất khối cục tồn đọng. Trong khi đó, thai nhi có tính chất như một khối cục. Bởi vậy, ăn cua sẽ có tác dụng đẩy thai, gây sẩy hoặc sinh non.

nhung ai khong nen an cua dong 1

Những ai không nên ăn cua đồng? Phụ nữ có thai không nên ăn cua đồng, dễ gây sảy thai

Cũng theo quan niệm của Đông y,  cua đồng có vị mặn, tính hàn, hơi độc, hoạt huyết là thuốc để chữa chứng đau ngã, sưng, làm tan máu kết cục… nên người có thai yếu, hay sẩy thai không nên ăn vì sợ ảnh hưởng tới thai nhi.

Đối với phụ nữ sau sinh cũng vậy, chế độ của họ rất khắt khe bởi lúc này họ ăn là cho cả em bé. Do cua có tính lạnh, nên mẹ sau sinh ăn vào dễ bị lạnh bụng gây tiêu chảy. Điều này ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Người bị cảm lạnh, tiêu chảy

Cua tính hàn, dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Bởi vậy, với người tỳ vị hư hàn không nên ăn nhiều cua.  Nếu đang bị tiêu chảy mà ăn thêm cua đồng sẽ càng khiến bệnh nặng và khó chữa hơn, đặc biệt là đau quặn thắt vùng bụng, hoặc gây nôn mửa vô cùng khó chịu.

Nếu ăn mà xuất hiện các triệu chứng trên, có thể dùng bài thuốc sau: 15g tía tô phối hợp với gừng tươi.

Người bị bệnh gout

Người bị bệnh gout thì không nên ăn cua đồng. Do cua đồng cũng chứa nhiều sodium và purines nên không thích hợp cho người bị bệnh gút.

Bởi hàm lượng protein trong cua đồng rất cao, điều này khiến bệnh gout chuyển biến trầm trọng thêm.

Hơn nữa,  tính hàn của cua đồng làm cho các chỗ sưng bị bệnh, dễ bị nhiễm lạnh, phát bệnh gây đau nhức, sưng tấy.

Người vừa ốm dậy

Người đau ốm mới khỏe, hệ thống tiêu hóa còn yếu dễ bị nhiễm lạnh và đau bụng. Cua đồng là thực phẩm mang tính hàn, bởi vậy cũng không nên sử dụng.

nhung ai khong nen an cua dong 2

Những ai không nên ăn cua đồng? Người vừa ốm dậy không nên ăn cua đồng

Người bị dị ứng

Một số người dễ bị dị ứng với cua, sau khi ăn nổi mề đay khắp người. Nặng có thể gây nguy hiểm. Lúc này, bạn cần dừng ăn cua, uống nhiều nước và tìm đến cơ sở y tế gần nhất.

Nếu bị dị ứng với cua, bạn có thể sử dụng phương thuốc sau:  hoàng bá 16g, tía tô 12g, ngân hoa 10g, liên kiều 10g,kinh giới12g, sài hồ 12g, đinh lăng 16g, cành châu 16g, cam thảo đất 16g, cỏ mần trầu 12g, cát căn 16g, rau má 16g, bạch thược 12g, chi tử 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 - 3 lần.

Tác dụng: chống dị ứng, giải độc, trừ tà.

Người bệnh hen

Những người đang bị ho hen, cảm cúm không được ăn cua. Do cua có tính lạnh nên sẽ khiến cho bệnh thêm nặng hơn. Tính hàn sẽ làm cho cơn hen trở nên nặng hơn, khó thở và ho liên tục.

Người cao huyết áp, bệnh tim mạch

Gạch cua có nhiều cholesterol, nên người huyết áp cao, bệnh tim mạch cần hạn chế dùng. Cua đồng càng béo ngậy thì hàm lượng chất béo trong cua càng cao.

Việc ăn nhiều cua đồng sẽ khiến cholesterol trong máu tăng cao. Điều này đặc biệt nguy hiểm đối với những người có tiền sử về tim mạch và huyết áp.

Những lưu ý khi ăn cua

- Không ăn cua chết: Do chất a-xít amin histidine trong cua sẽ biến đổi thành chất độc histamine gây dị ứng hệ miễn dịch nếu cua chết. cua chết càng lâu thì lượng chất độc histamine sinh ra càng nhiều. Người ăn phải sẽ bị đau bụng, đau đầu, choáng váng, tức ngực, ngạt thở và nôn mửa.

- Không nên ăn đi ăn lại cua đã chế biến: việc nấu lại cua không những làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng mà còn có thể thịt cua bị biến chất, gây độc.

nhung ai khong nen an cua dong 3

Những ai không nên ăn cua đồng? Không nên uống nước chè sau khi ăn cua

- Không ăn cua sống: Do trong thịt cua có chứa nang trùng hút máu phổi và loại sán lá gây bệnh. Khi hai loại vi trùng này xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra các bệnh nguy hiểm. Thậm chí gây các biến chứng khó lường, hoặc tử vong.

- Không uống trà khi ăn cua: dễ dẫn đến đầy bụng, khó tiêu. Hơn nữa có thể gây kết tủa, vón cục tạo thành cặn, sạn nhỏ dễ gây ra sỏi thận.

- Không ăn hồng khi ăn cua: Cũng giống như trà, chất tamin trong hồng sẽ khiến các chất dinh dưỡng khó phân hủy. Khi kết hợp với protein tạo nên cặn gây  hiện tượng đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, hay nặng hơn đó là sỏi thận.

comment Bình luận

largeer