Những ai không nên ăn rau răm?
Một số công dụng của rau răm
Rau răm là một loại cây thân thảo mọc hằng năm. Thân cây mọc trườn ở gốc và dễ ở các mấu rồi đứng lên cao khoảng 30-35cm. Lá rau răm mọc so le có hình bầu dục và nhọn ở chóp. mép lá và gân chính phủ đầy những lông nhọn khá dài. Những cây rau răm không bị lấy lá có thể ra hoa và đơm quả. Hoa họp thành bông dài, hẹp, mảnh, đơn độc hay xếp từng đôi hoặc thành từng chùm ít phân nhánh
Rau răm hay còn được gọi là thủy liễu có vị cay, tính ấm và không độc. Chúng thường được dùng để chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí, hắc lào, trĩ.
Cành và lá của rau răm là một dược liệu quý, loại rau tươi thân đỏ hơi ngả tím thường được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

Những ai không nên ăn rau răm? Rau răm có tác dụng chữa đau bụng lạnh, các vết thương do rắn cắn, chữa tràng ghẻ, cước khí, hắc lào, trĩ.
Rau răm thường được dùng như một loại gia vị dùng để ăn kèm với các món ăn có tính tanh như: lòng lợn, trứng vịt lộn, trai, hến... Có tác dụng làm giảm mùi tanh, tính lạnh và tăng thêm hương vị cho món ăn.
Một số bài thuốc từ rau răm như:
- Chữa đầy bụng: Giã nhỏ 1 nắm rau ram rồi lấy nước uống, còn bã đem xoa vào bụng, nhất là vùng rốn.
- Chữa cảm cúm: Dùng 1 nắm rau răm cùng 3 lát gừng đem giã nhỏ rồi vắt lấy nước uống.
- Chữa rắn cắn: Rau răm một nắm giã nhỏ vắt lấy nước cho bệnh nhân uống. Bã đắp vào nơi vết cắn băng lại (cần làm sớm thì có kết quả tốt) và đưa ngay đến cơ sở y tế.
- Đau bụng tiêu chảy do nhiễm lạnh: Rau răm (khô) 16g, bạch truật 12g, kinh giới 16g, lương khương 12g, quế 10g, gừng nướng 4g. Đổ nước 2 bát, sắc còn 1 bát. Chia 2 lần uống trong ngày.
- Chữa nước ăn chân: Rau răm giã nhỏ đắp vào nơi bị tổn thương. Hoặc giã nhỏ lấy nước cốt chấm vào nơi bị đau. Ngày 2 lần (giữ cho vết thương được khô ráo để chống bội nhiễm).
- Chữa mụn nhọt ở giai đoạn sưng nóng: Giã nhỏ 1 nắm rau răm cùng 1 chút muối. Sau đó đắp vào nhọt và băng lại. Mỗi ngày thay một lần. Phương này dùng cho tất cả các trường hợp mụn nhọt, áp-xe đang ở giai đoạn đầu.
- Chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng: Dùng toàn cây rau răm ngâm rượu rồi lấy rượu đó bôi vào vùng tổn thương. Hoặc cũng có thể giã nát rau răm rồi xát, còn bã đắp rồi băng lại.
- Tự nhiên đau tim không chịu được: Dùng rễ rau răm 50 g sắc rồi chế thêm một chén rượu vào uống, mỗi lần 1 chén.
- Chữa tê bại, vết thương bầm tím sưng đau: Rau răm tươi giã nát trộn với long não hoặc dầu long não, xoa hoặc băng vào các nơi tê đau.
Những người không nên ăn rau răm?
Rau răm là loại rau dễ trồng và thường được dùng để ăm kèm với các món ăn tạo lên mùi vị đặc biệt. Loại rau này có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm có tác dụng ấm bụng, tiêu thực, tán hàn...
Tuy nhiên, món rau này lại không được khuyên khích với một số đối tượng như:
Đàn ông không nên ăn nhiều rau răm
Do ăn rau răm sẽ sinh nóng rét, thương tổn đến tủy, làm giảm tinh khí, giảm ham muốn tình dục, kém cường dương, tráng khí. Bởi tác dụng vậy nên người tu hành nên ăn rau răm để tránh những cơn bốc dục. Như vậy, nếu nam giới ăn nhiều rau răm có thể gây giảm ham muốn quan hệ vợ chồng.

Phụ nữ có kinh nguyệt và có thai 3 tháng đầu không nên ăn rau răm
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Nếu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu thì tuyệt đối không được ăn rau răm. Do rau răm còn có tính ấm, tính thơm hành khí mạnh sẽ khiến cho mẹ dễ bị mất máu. Đặc biệt chúng còn chứa chất có thể khiến cho tử cung co bóp dẫn đến sảy thai. Vậy nên cần tránh ăn quá nhiều rau răm khi mang thai.
Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt
Theo các bác sỹ đông y, ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tuỷ, suy yếu tình dục. Có kinh nguyệt ăn rau răm có thể bị rong kinh, thậm chí nếu ăn nhiều có thể mất chu kỳ kinh nguyệt.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm