Những tác hại khi không vệ sinh giường ngủ thường xuyên

Bụi bẩn, mồ hôi và tế bào chết tích tụ theo thời gian trên chăn ga, nệm, gối là tác nhân gây ra hàng loạt vấn đề về da và ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp.
04/07/2025 11:35

Tác hại khi không thường xuyên giặt chăn ga gối nệm

Tích tụ vi khuẩn, vi rút gây bệnh

Chăn ga gối nệm không được giặt thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm qua tiếp xúc. Không chỉ có vi khuẩn và virus, giường ngủ còn là môi trường lý tưởng cho nấm mốc và mạt bụi phát triển những tác nhân phổ biến gây dị ứng, hen suyễn và các bệnh lý về đường hô hấp. 

Empty

Giường bẩn là môi trường cho vi khuẩn sinh sôi (Ảnh minh họa)

Khi hít phải các hạt bụi li ti chứa mầm bệnh trong thời gian dài, cơ thể dễ xuất hiện các triệu chứng như ngứa mũi, hắt hơi, ho kéo dài, thậm chí viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời.

Vỏ gối bẩn - nguyên nhân gây nên mụn 

Một trong những yếu tố gây nên mụn thường bị bỏ qua chính là chiếc vỏ gối, vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da mặt mỗi đêm. Vỏ gối dễ tích tụ bụi bẩn, mồ hôi, dầu thừa và tế bào chết, tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Khi da tiếp xúc liên tục với bề mặt kém vệ sinh này, lỗ chân lông dễ bị bít tắc, từ đó hình thành mụn.

Đặc biệt, với những người có làn da nhạy cảm hoặc dễ nổi mụn, nên ưu tiên sử dụng vỏ gối làm từ chất liệu mềm mại như cotton hoặc lụa để giảm ma sát và hạn chế kích ứng da.

Vỏ gối bẩn có thể là nguyên nhân gây nấm da đầu

Vỏ gối là vật dụng tiếp xúc trực tiếp với da và tóc suốt nhiều giờ mỗi ngày, vì thế đây là điều kiện thuận lợi cho các loại nấm da phát triển mạnh mẽ.

Chúng khiến da đầu trở nên ngứa ngáy, gàu nhiều, nổi mẩn đỏ hoặc bong tróc da đầu. Nếu tình trạng kéo dài, bạn có thể bị viêm da, rụng tóc và trong trường hợp nghiêm trọng hơn.

Dị ứng do mạt bụi có trong chăn gối

Empty

Mạt bụi có trong chăn, gối, nệm có kích thước rất nhỏ (Ảnh minh hoạ)

Mạt bụi là loài sinh vật cực nhỏ thuộc họ nhện, với kích thước chỉ khoảng 0,25 mm nên khó nhìn thấy bằng mắt thường. Chúng dễ dàng trú ngụ và phát triển trong các môi trường kém vệ sinh như chăn, gối, nệm, thảm và rèm cửa.

Loài mạt này thường gây ra các phản ứng dị ứng thông qua chất thải mà chúng phát tán vào không khí. Bạn có thể bị các triệu chứng như hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho khan, ngứa mũi, miệng hoặc cổ họng. 

Nguy cơ viêm kết mạc từ chăn ga, vỏ gối bẩn

Giường ngủ không được vệ sinh thường xuyên có thể là tác nhân kích ứng niêm mạc mắt, dẫn đến viêm kết mạc. Trong trường hợp có người trong gia đình bị đau mắt đỏ, việc dùng chung chăn gối mà không khử khuẩn kỹ càng sẽ làm tăng nguy cơ lây nhiễm.

Bao lâu thì nên vệ sinh giường ngủ?

Empty

Nên vệ sinh giường ngủ theo định kỳ (Ảnh minh họa)

- Chăn ga và vỏ gối nên thay mới định kỳ 1-2 năm để duy trì vệ sinh, ngăn ngừa sự tích tụ vi khuẩn, bụi bẩn và các tác nhân gây dị ứng.

- Ruột gối cần được thay mới sau 1-2 năm sử dụng, bởi qua thời gian ruột gối dễ mất độ đàn hồi và phom dáng, gây giảm khả năng nâng đỡ cổ và đầu.

- Nệm nên được thay mới khi đã sử dụng từ 3-5 năm trở lên, hoặc khi xuất hiện dấu hiệu lún, mất đàn hồi, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng giấc ngủ.

Kim Liên (tổng hợp)

comment Bình luận