Phú Thọ: Cấp cứu hai mẹ con bị phản vệ do ong vò vẽ đốt

Trung tâm Y tế huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) vừa tiếp nhận hai người bệnh trong cùng một gia đình bị phản vệ độ 2 do ong đốt.
27/08/2024 11:30

Theo người nhà chia sẻ, 1 giờ trước khip vào viện, trong lúc sinh hoạt tại nhà, người bệnh K. và bé M., 5 tuổi (trú tại xã Cự Thắng, Thanh Sơn, Phú Thọ) không may bị bầy ong vò vẽ đốt.

Hai mẹ con người bệnh nhập viện trong tình trạng toàn thân xuất hiện nhiều nốt mẩn đỏ, kèm theo các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, toàn thân rét run, khó thở, buồn nôn. Đặc biệt, trên da đầu của 2 người bệnh đều xuất hiện nhiều nốt ong đốt, mần tím, rướm máu, kích thước khoảng 3-4mm.

ty

(Ảnh minh họa)

Người bệnh được chẩn đoán phản vệ độ II do ong đốt. Các bác sĩ đã ngay lập tức tiến hành sơ cấp cứu cho người bệnh và xử trí, điều trị theo phác đồ.

Hiện tại, sức khỏe người bệnh ổn định, tình trạng khó thở giảm dần và tiếp tục được chăm sóc điều trị tại bệnh viện, có thể xuất viện sau một vài ngày tới.

Bác sĩ CKI. Mai Giang Nam, Trưởng Khoa Cấp cứu - Hồi sức tích cực - Chống độc cho biết: Khi bị ong đốt, người bệnh sẽ đối diện với 3 nguy cơ nguy hiểm đến tính mạng: Sốc phản vệ do nọc độc của ong, biến chứng suy đa tạng do nọc độc của ong (hay gặp nhất là suy thận cấp, suy gan cấp, rối loạn đông máu) và nhiễm trùng do vi khuẩn xâm nhập qua vết đốt của ong (nguy hiểm nhất là vi khuẩn uốn ván).

Vì vậy, khi không may bị ong đốt, người dân nên đến ngay cơ sở y tế uy tín gần nhất để được cấp cứu và theo dõi sức khỏe kịp thời.

Mạnh Hà

comment Bình luận

largeer