Rung chân có phải là bệnh không?
Rung chân là thói quen tưởng chừng như vô hại cho sức khỏe nhưng có thể, đây là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh nào đó.
Chồng tôi có thói quen cực kỳ xấu là ngồi rung chân bất kể lúc nào. Đây có phải là phản xạ bình thường của cơ thể không hay là dấu hiệu của bệnh lý?
Một người khi ngồi nhưng liên tục rung chân khi đang nói chuyện, đi xem phim... được coi là hành vi bất lịch sự gây ảnh hưởng đến nhiều người xung quanh.

Hình minh họa.
Theo nghiên cứu, rung chân nhiều khi chỉ là phản xạ bình thường của cơ thể khi thay đổi cảm xúc mạnh như lo lắng, sợ hãi, hồi hộp hoặc khi cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết đột ngột, sử dụng các chất kích thích (rượu, cà phê) … Đây được gọi là rung chân sinh lý.
Tuy nhiên, nếu bạn liên tục rung chân một cách vô thức thì đây có thể là dấu hiệu của một căn bệnh nào đó. Khi đó, rung chân không còn là phản xạ bình thường nữa mà là bệnh lý.
Các căn bệnh thường có triệu chứng rung chân như:
Bệnh Parkinson
Người bệnh Parkinson thường bị rung chân do thiếu hụt chất dẫn truyền thần kinh do-pamine trong não. Những trường hợp khởi phát sớm bệnh Parkinson có nhiều khả năng bị run chân hơn, chủ yếu là run bàn chân hoặc cẳng chân, khi ngồi hoặc nằm. Ngoài ra, các triệu chứng Parkinson khác bao gồm chậm vận động, yếu cơ và đi lại khó khăn.
Run tư thế
Rung chân trong chứng run tư thế thường khó xác định được bằng mắt thường và dễ lầm lẫn sang bệnh Parkinson hay run vô căn. Để xác định được căn bệnh này, bệnh nhân cần phải xét nghiệm điện cơ đồ (EMG).
Hội chứng chân không yên
Rung chân cũng có thể là biểu hiện của hội chúng chân không yên. Đây là một dạng rối loạn thần kinh gây ra những cơn run giật đột ngột ở chân không kiểm soát được hoặc dẫn tới sự thôi thúc khiến người bệnh buộc phải di chuyển chân liên tục. Hội chứng này cũng có thể gây ra cảm giác kiến bò, tê rần rần và khó chịu, thường gặp nhất là ở vùng từ mắt cá chân tới đầu gối, có khi cả toàn bộ chân và đùi, đôi khi cánh tay cũng bị ảnh hưởng. Các triệu chứng thường có xu hướng nặng hơn vào buổi tối, khi tối hoặc khi bạn nghỉ ngơi và giảm bớt khi vận động, di chuyển.
Ngoài ra, rung chân còn có thể do các nguyên nhân khác như tổn thương tiểu não, rối loạn trương lực cơ, run vô căn, bệnh cường giáp, run do tác dụng phụ của thuốc...
Để xác định chính xác chồng bạn có bị các bệnh nêu trên, chồng bạn nên đến cơ sở y tế để nhận được tư vấn và chỉ định của bác sĩ.
Thùy Linh (tổng hợp)

- bài viết liên quan
-
Mách bạn một số cách chữa nứt gót chân mùa mùa lạnh đơn giản tại nhà
Nứt gót chân là phần da khô ở gót chân bị mất đi độ đàn hồi và tách ra khi trọng lực cơ thể dồn xuống chân. Căn bệnh này ít được nhiều người quan tâm đúng mức vì chỉ là vấn đề thẩm mỹ, nhưng khi gặp một số điều kiện thuận lợi như tiếp xúc nhiều với nước, thay đổi thời tiết đột ngột, trời lạnh, nó có thể gây chảy máu, nứt sâu, đau đớn, cản trở việc đi lại, lao độngJanuary 11 at 9:45 am -
Nam thanh niên 20 tổi bị tê bì toàn bộ chân tay chỉ vì hít bóng cười
BS. Lương Văn Chương - Khoa Cấp cứu Bệnh viện Đa khoa Xanh pôn – cho biết: Nam thanh niên 20 tuổi vào viện trong tình trạng tê bì toàn bộ chân tay và bị yếu tứ chi.January 11 at 6:30 am -
Cần cẩn trọng hơn với hội chứng đường hầm cổ chân
Hội chứng ống cổ chân hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ chân chính là hiện tượng xảy ra khi có sự chèn ép dây thần kinh bên trong đường hầm. Đây là một dạng rối loạn hệ thần kinh ngoại biên do nhiều nguyên nhân gây ra.December 25 at 6:55 am -
Lý do đáng sợ cần bỏ ngay thói quen đi chân đất thường xuyên
Thói quen đi chân đất thường xuyên khiến cơ thể có nguy cơ bị nhiễm ấu trùng giun, nấm, tụ cầu vàng hay ấu trùng di chuyển dưới da.December 24 at 3:26 pm