Sâm bảo ngọc giúp bồi bổ, tăng cân và cải thiện sinh lý

Sâm bảo ngọc (bổ béo đen) là dạng cây thân gỗ nhỏ sống lâu năm, thân cây thường chỉ cao khoảng 2m - 2,5m. Trên thân cây ở những cành nhỏ có lông mịn màu nâu sẫm.
22/07/2023 07:52

Mô tả hình dáng sâm bảo ngọc

Lá: Lá cây khá lớn, có kích thước dài rộng khoảng 20cm x 8cm, mặt trên có nhiều gân nhỏ hiện rõ mọc đối xứng nhau thành từng cặp gân, mặt dưới có lông mịn. Lá hầu như không có cuống vì mọc sát cành, cuống rất ngắn.

Rễ: Điểm dễ nhận biết đó là rễ cây có màu đặc biệt; màu đen sẫm, thường mọc thành dạng rễ trụ một rễ cọc thẳng đứng. Do có màu rễ đen nhánh nên dân gian đặt tên cho cây là bổ béo đen hay sâm béo đen.

Sâm bảo ngọc mọc ở đâu?

Sâm bảo ngọc sống lâu năm, cây hầu như mọc ở hầu hết các vùng đồi núi nước ta, có nhiều ở những vùng núi cao và các khu bảo tồn thiên nhiên. Do đặc điểm dùng rễ cây làm dược liệu nên khi người dân khai thác cây này thì cây đó không còn khả năng tái sinh. Chính vì vậy, hiện nay, sâm bảo ngọc đang là một trong những loại cây nằm trong nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng ở Việt Nam.

Chế biến

Bộ phận dùng làm thuốc: Rễ cây

Rễ cây đào về đem rửa sạch, cắt bỏ các rễ nhánh, rễ con, ngâm nước vo gạo khoảng 5 giờ, để nguyên rễ tươi ngâm rượu. Nếu dùng khô thì đem thái ra từng miếng mỏng khi cây vẫn còn tươi, ngâm nước vo gạo khoảng 5 tiếng, sau đó đem phơi nắng cho thật khô bảo quản để sử dụng.

Lá cây sâm bảo ngọc. Ảnh: Caythuoc.org

Lá cây sâm bảo ngọc. Ảnh: Caythuoc.org

Các nghiên cứu về cây bổ béo đen

Hoạt động kháng tế bào ung thư: Một nghiên cứu tại Cao đẳng Dược, Đại học Quốc gia Chungnam, Hàn Quốc đã xác định hoạt động gây độc và ức chế hoàn toàn sự phét triển tế bào ung thư biểu mô phổi ở người của chiết xuất từ lá và rễ cây sâm bổ béo đen.

Kinh nghiệm dùng cây thuốc đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên (Tổ tiên với người Quảng Đông – Trung Quốc): Một đề tài nghiên cứu được công bố trên trang tạp chí khoa học ĐH quốc gia Hà Nội đã có ghi nhận 16 loại cây thuốc quý có giá trị và cần được bảo vệ, trong đó có kinh ngiệm quý dùng cây bổ béo đen làm thuốc bổ.

Tính vị: Bổ béo đen có vị ngọt và đắng nhẹ, tính bình.

Công dụng của cây sâm bảo ngọc (bổ béo đen)

Trong các tài liệu nghiên cứu về loài cây này, qua sơ bộ đã xác định sâm bảo ngọc có một số công dụng chính như sau:

- Kích thích tiêu hóa, tăng cường hấp thu.

- Bồi bổ, tăng cân, tạo cơ bắp.

- Điều trị chứng suy nhược cơ thể, gầy yếu, suy dinh dưỡng.

- Cải thiện sinh lý cả nam giới và nữ giới.

- Hỗ trợ điều trị ung thư (Ung thư biểu mô phổi).

Cách dùng sâm bổ béo đen làm thuốc

Có hai cách dùng sâm bảo ngọc phổ biến nhất là dùng sắc uống hoặc dùng ngâm rượu. Ta có thể ngâm rễ cây tươi hay khô đều được, cách dùng cụ thể như sau:

Cách sắc uống sâm béo đen

Chuẩn bị: Sâm béo đen khô 25g (Sâm tươi 70g), nước sạch 1 lít, ấm sắc 1 cái

Thực hiện: Đem ngâm qua nước vo gạo khoảng 2 giờ, rửa sạch sau đó sắc với 1 lít nước sạch đun cho đến khi sôi, giảm lửa và duy trì thời gian sôi nhỏ lửa thêm khoảng 15 phút cho các dược chất ngấm hết ra nước. Tắt bếp và chắt nước, chia đều sử dụng làm 3 lần trong ngày, uống sau bữa ăn khoảng 10 phút.

Cách ngâm rượu

Chuẩn bị: Sâm béo đen khô 1kg (hoặc tươi 3kg), rượu gạo loại 40 độ 5 lít, 1 bình thủy tinh hoặc sành sứ loại 7 lít.

Thực hiện: Sâm tươi - nếu là sâm tươi cần ngâm qua nước vo gạo khoảng 4 đến 5 giờ, sau đó để dáo nước, dùng quạt thổi gió cho khô, bỏ lần lượt từng khúc rễ vào bình, xếp ngay ngắn gọn gàng và đẹp mắt, chắt 5 đến 6 lít rượu gạo loại 40 độ vào bình sao cho rượu ngập hết rễ cây thuốc là được. Đậy nắp bình, ngâm trong thời gian 1 tháng trở lên là dùng được.

Sâm khô: Thái mỏng, sao vàng hạ thổ, bỏ sâm khô vào bình và đổ 5 lít rượu 40 độ vào ngâm. Thời gian ngâm 1 tháng.

Mùi vị và liều dùng: Rượu có vị đắng và ngọt nhẹ, mùi thơm như mùi thuốc bắc uống rất ngon. Rượu có thể dùng cho cả nam giới và nữ giới đều rất tốt, nên dùng trong mỗi bữa ăn, mỗi bữa nên uống khoảng 2 ly nhỏ là tốt nhất. Lưu ý không nên uống quá nhiều.

Theo Caythuoc.org

comment Bình luận

largeer