Sau sinh ăn được lươn không?

Sau sinh ăn được lươn không? Chế độ dinh dưỡng cho người mới sinh rất quan trọng, việc lựa chọn thực phẩm vừa lợi sữa vừa hồi phục sức khỏe nhanh khiến nhiều người lúng túng.
08/02/2018 09:13

Sau sinh ăn được lươn không?

Lươn là họ cá mang liền sinh sống ở vùng nước ngọt nhiệt đới. Con lươn trên cơ thể sẽ không có vây, mắt nhỏ, khe mang nhỏ, không xương sườn để dễ thích nghi môi trường sống bùn lầy.

Theo Bảng thành phần thức ăn của Viện Dinh dưỡng quốc gia cứ trong 100 gam thịt lươn có: 18,7g chất đạm, 0,9g chất béo, 150mg Phospho, 39mg Canxi, 1,6mg Sắt, vitamin A, D các vitamin B1, B2, B6 và PP

Theo Đông Y thịt lươn tính cam ôn, bổ kinh tỳ vị. Công năng chủ trị: bổ hư tổn, khu phong trừ thấp, cường kiện gân cốt. Lươn được dung làm nguyên liệu chế biến nhiều “thực phẩm chức năng”, hổ trợ chữa nhiều bệnh như: Trẻ biếng ăn suy kiệt, Khí huyết suy nhược sau bệnh nặng, sinh đẻ.., Bổ tỳ vị, gan mật, thanh nhiệt trừ thấp.., Bổ thần kinh, trợ giúp trí não..

sau sinh an luon duoc khong

Sau sinh ăn được lươn không? Câu trả lời là có nhưng cần cân bằng chế độ ăn cho phù hợp, không ăn quá nhiều.

Không chỉ vậy, theo nghiên cứu thịt lươn còn rất tốt cho não vì có chứa nhiều Lecithin và DHA.. Với những người bị tiểu đường, tim mạch, hạ đường huyết thì đây là món ăn lý tưởng. Lượng vitamin A của thịt lươn còn giúp tăng thị lực, đẹp da ...tốt cho người suy nhược và phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Tuy nhiên thịt lươn có tính hàn, phụ nữ sau sinh không nên ăn lươn quá nhiều tránh tình trạng khó tiêu. Đặc biệt không nên ăn lươn chung với thịt chó, rau bina và rau kinh giới. Bạn cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp và cân bằng. Và để nhận biết sau sinh có ăn được lươn không, cách tốt nhất là để ý phản ứng của trẻ với nguồn sữa sau khi mẹ ăn lươn. Nếu trẻ bị dị ứng thì nên dừng ngày và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Cách chế lươn thành các bài thuốc chữa bệnh

Chữa viêm gan mạn tính: Lươn 2 – 3 con làm thịt, bỏ ruột, tầm gửi cây dâu (tang ký sinh) 60g; rễ lau 30g, nước vừa đủ. Tất cả đem nấu chín, ăn cả cái lẫn nước

Chữa mồ hôi ra nhiều ở tay, chân: Lươn 1 con, luộc qua, gỡ lấy thịt, ý dĩ nhân 20g, để sống, phơi khô hoặc sao vàng, giã nhỏ thành bột, gạo nếp 30g vo kỹ, để ráo nước, giã thành bột. Trộn chung 3 thứ, thêm ít muối, nấu với nước luộc lươn cho nhừ chuyển thành cháo ăn trong ngày. Dùng 5 – 7 ngày.

Chữa di tinh, mộng tinh: Củ súng 10g nấu chín, bóc vỏ phơi khô, hoài sơn 50g nấu chín, phơi khô. Hai thứ tán bột, trộn đều nấu cháo với thịt lươn, ăn vào lúc đói. Dùng liên tục một thời gian

sau sinh an luon duoc khong.jpg 1

Sau sinh ăn được lươn không? Không nên ăn lươn đã chết, mất nhớt tránh nguy hiểm sức khỏe

Chữa thần kinh suy nhược: Thịt lươn 250g, thái nhỏ, hấp cách thủy với hoài sơn, bách hợp, mỗi thứ 30g và nước vừa đủ. Ăn trong ngày. Dùng nhiều lần.

Chữa bạch đới, khí hư: Lươn 1 con to lấy phần giữa khoảng 30cm, đốt ra tro; hồ tiêu, tán nhỏ, rây bột mịn. Hai thứ trộn đều, mỗi lần uống 8g với rượu, ngày 3 lần (Nam dược thần hiệu).

Chữa thiếu máu, gầy còm, mệt mỏi: Thịt lươn 10g thái nhỏ, nấu với nước gừng 10 – 20ml và ít gạo thành cháo. Ăn trong ngày.

comment Bình luận

largeer