Say cà phê có phải là bệnh không?
Bạn đọc Trần Văn An (nam, 61 tuổi, quận 8, TP HCM) hỏi: Thói quen uống cà phê , pha thật đậm mà tôi có từ thời trẻ giờ làm tôi khá hoang mang khi cơ thể mình bỗng dưng không chịu được cà phê nữa, hay say. Có lần tôi nằm cả ngày khiến các con hoảng sợ, đòi đưa đi viện. Phải chăng do tuổi tác hay tôi có bệnh? Tôi lo nhất là triệu chứng nặng ngực, hồi hộp ngày càng xảy ra thường xuyên và kéo dài lâu hơn mỗi lần tôi bị say cà phê. Điều này có nguy hiểm? Tôi có cần bỏ cà phê?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất (TP HCM), trả lời:
Chào chú, trong cà phê có chất caffeine, khi uống vào sẽ kích thích tuyến thượng thận tăng tiết catecholamine. Catecholamine là hoạt chất làm tăng nhịp tim, tăng huyết áp, tăng chuyển hóa tế bào, tạo ra sự tỉnh táo và hưng phấn.
Tuy nhiên, khi cơ thể mệt mỏi, đói, say rượu hay khi mới ốm dậy (mới bình phục sau bệnh), cà phê sẽ gây các triệu chứng "say cà phê" như chú mô tả: chóng mặt, bồn chồn, nặng ngực, hồi hộp, buồn nôn, tim đập nhanh…
Ở người cao tuổi có các bệnh lý tim mạch (như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim), bệnh thận; khi uống cà phê vào sẽ làm tăng huyết áp, tăng nhịp tim, gây ra các triệu chứng đau đầu, nặng ngực hoặc đau tức ngực, khó thở… rất nguy hiểm.

Say cà phê có phải là bệnh không? Say cà phê ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống
Như vậy, các biểu hiện chú gặp phải cho thấy chú nên đi khám, tầm soát chuyên khoa tim mạch, chuyên khoa thận. Nếu thực sự có bệnh thì phải điều trị, đồng thời bác sĩ sẽ hướng dẫn chú về chế độ dinh dưỡng, vận động hợp lý.
Trong trường hợp chú không mắc bệnh thì cũng không nên uống cà phê quá đậm và quá nhiều như thời còn trẻ.
Cà phê đem lại một số lợi ích sức khỏe nhưng các gì quá cũng không tốt, nhất là khi cơ thể ngày một lão hóa, không thể đáp ứng được một lượng chất kích thích quá lớn.
Chú không cần bỏ cà phê nhưng nên uống loãng hơn, giảm lượng cà phê uống trong ngày và chia lượng đó làm nhiều cữ trong ngày. Không nên uống quá nhiều trong một lần. Ngoài ra, chú nên tránh uống cà phê khi mệt mỏi, đói bụng, khi bị cảm, hoặc sau khi uống rượu bia.
Ở tuổi của chú, khi gặp các triệu chứng nặng ngực, tức ngực, khó thở…, không nên xem thường. Tình huống đi không nổi, phải nằm cả ngày như chú kể trong thư nếu còn lặp lại thì nên để người nhà đưa đi bệnh viện kiểm tra.

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Xác thực truy xuất nguồn gốc - 'thuốc đặc trị' chống hàng giả
Khi nền kinh tế số đang trở thành một trong những trụ cột phát triển của đất nước, thì yêu cầu về tính xác thực, minh bạch và khả năng truy xuất nguồn gốc của hàng hóa không chỉ phục vụ công tác quản lý nhà nước mà còn là điều kiện tiên quyết để nâng cao niềm tin thị trường trong nước và hội nhập quốc tế.July 9 at 8:25 am -
Công tác đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP được chia thành 02 cấp
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 1489/QĐ-TTg ngày 6/7/2025 sửa đổi, bổ sung một số nội dung Quyết định số 148/QĐ-TTg về việc phê duyệt Bộ tiêu chí và quy trình đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).July 7 at 7:32 am -
Đau họng, ợ hơi, tức ngực: Người đàn ông ngỡ ngàng phát hiện ung thư đại tràng sớm qua nội soi
Người đàn ông 37 tuổi khỏe mạnh bàng hoàng phát hiện có tổn thương nguy cơ ung thư nhờ công nghệ nội soi hiện đại tại Bệnh viện Thu Cúc. Câu chuyện của anh là hồi chuông cảnh tỉnh cho nhiều người trẻ còn đang chủ quan, thờ ơ với sức khỏe tiêu hóa.July 2 at 10:13 am -
Lấy lại nụ cười tự tin với dịch vụ bọc răng sứ tại TCI
Hàng nghìn khách hàng đã tìm lại nụ cười tự tin nhờ dịch vụ bọc răng sứ tại Khoa Răng Hàm Mặt bệnh viện Đa khoa Quốc tế (ĐKQT) Thu Cúc TCI.July 1 at 12:01 pm