Tác dụng bảo vệ sức khoẻ 'thần kỳ' cây Sa sâm Việt Nam

Hội thảo khoa học về cây Sa sâm Việt Nam được tổ chức sáng nay, 4/6, tại Hà Nội. Nghiên cứu mới nhất về tác dụng bảo vệ sức khỏe của dược liệu này đã được công bố.
By Trương Hiếu
04/06/2020 19:00

Ngày 04/06 tại Trung tâm Hội Nghị Quốc tế, số 35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học “Cây Sa sâm Việt – Dược liệu quý Việt Nam”. Hội thảo do Hội Giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam và Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt (SAVIGr) tổ chức.

Theo iRDA - VMR, tại Việt Nam, cây Sa sâm được di thực, bảo tồn phát triển vùng trồng tại vùng đất cát ven biển, xã Thạnh Hải, H.Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Các nghiên cứu của các nhà khoa học đã xác định dược liệu Sa sâm có các hoạt chất mang hoạt tính sinh học như: chống ô xy hóa, kháng viêm, kháng khuẩn, chống đau thắt ngực, chống ưng thư, chống dị ứng... Các nhà khoa học cũng tìm thấy các hợp chất trong Sa sâm làm giảm thiểu các biến chứng do đái tháo đường.

Đáng lưu ý, theo kết quả nghiên cứu tại Viện Dược liệu (Bộ Y tế), Sa sâm Việt có hàng loạt tác dụng theo y học hiện đại. Trong đó, cao chiết ethanol 70% lá Sa sâm có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm. Với cao chiết ethanol 70% lá Sa sâm, chế phẩm có tác dụng bảo vệ gan, duy trì các chỉ số chức năng gan ở mức gần như bình thường trên chuột thí nghiệm được gây nhiễm độc.

PGS.TS. Nguyễn Thị Chính – Trưởng ban tổ chức Hội thảo - Phó Chủ tịch Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam cho biết: “Sa sâm Việt chúng tôi thấy rất giá trị, đặc biệt là các thành phần saponin, polyphenol, flavonoid. Như vậy chắc chắn những sản phẩm này có khả năng chống ung thư, giúp hệ tim mạch, tăng cường sức khỏe. Tôi hi vọng rằng Sa sâm của Việt Nam sẽ nhanh chóng được nhiều người biết đến và vươn ra thế giới.”

PGS.TS. Nguyễn Thị Chính phát biểu tại Hội thảo

NDGD-PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh chia sẻ: "Chúng ta phải làm thế nào để phục vụ thiết thực cho nhân dân, cho cộng đồng thông qua việc giới thiệu, giúp mọi người biết đến Sa Sâm Việt, nâng cao vị thế của Sa Sâm Việt.”

TS. Nguyễn Thị Kim Nga chia sẻ về nghiên cứu tiền lâm sàn cây Sa Sâm Việt Nam.

Theo PGS.TS Lê Tiến Dũng và nhóm nghiên cứu tập trung vào bộ phận chủ yếu thân lá của cây Sa sâm Việt. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trong lá dược liệu có chứa các nhóm: Sapomim, Polyphenol, Flavonoid, Triterpenoid, Alcaloid và một số nhóm khác. Hàm lượng các chất có trong cây Sa sâm Việt cao hơn nhiều so với một số loại dược liệu hiện nay. Bên cạnh việc nghiên cứu về phần thực vật và hóa học, nhóm nghiên cứu cũng đi rất sâu về các tác dụng tương ứng với các nhóm hoạt chất và đã đạt kết quả rất tốt. Một số nhóm chất chính tương ứng tác dụng chính của Sa sâm Việt.

PGS.TS Lê Tiến Dũng cho rằng các nhóm hoạt chất đó có tác dụng tốt trong việc sử dụng phòng và điều trị bệnh cho sức khỏe con người.


Buổi hội thảo đã đánh giá vai trò quan trọng của Sa sâm Việt

Trong cây Sa sâm Việt có chứa các hợp chất Saponin, Saponin là một nhóm các chất thứ cấp có hoạt tính kháng sinh, giảm cholesterol máu, tăng cường hoạt động hệ thần kinh trung ướng và nhuận tràng. Đó là lý do Sa sâm được sử dụng trong Y học Cổ truyền để làm thuốc giảm đau, chống trầm cảm, suy nhược thần kinh, chống nhiễm khuẩn, nhuận tràng và bồi bổ sức khỏe.

Các nhà nghiên cứu đã đi sâu tìm hiểu về đặc điểm thực vật, thành phần hóa học, các tác dụng chính, … Đây là những nghiên cứu đầu tiên, rất cơ bản và thành công về cây thuốc này tại Việt Nam.

comment Bình luận

largeer