Tác dụng chữa bệnh của quả nhót

Nhót là loại quả phổ biến ở miền Bắc được nhiều người yêu thích. Ngoài là một loại quả ăn được, chúng còn biết đến với tác dụng chữa bệnh bất ngờ.
15/03/2021 17:12

Tác dụng chữa bệnh của quả nhót

Quả nhót còn có tên gọi khác như quả lót, quả đồi hồi tử, là một cây bụi được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta. Quả thường xuất hiện nhiều vào tháng 3, tháng 4 dương lịch.

Đặc điểm, cây nhót thân gỗ, nhỏ, mọc trườn thành bụi, nhiều cành, dài và mềm đôi khi trên cành có gai. Lá to hình bầu dục, mọc so le, trên mặt màu xanh lục có lấm tấm như bụi, mặt dưới lá màu trắng bạc, bong, có nhiều lông mịn. Quả nhót có hình bầu dục,có màu xanh, khi chín mang màu đỏ bắt mắt với phấn trắng bên ngoài. Nhót có vị chua, đôi khi chát xít. Hiện nay, có cả loại nhót ngọt được nhiều người ưa thích.

Trong quả nhót chứa nhiều chất dinh dưỡng. Theo khoa học chứng minh, trong 100g nhót có chứa 94g nước, 13 Kcal năng lượng, 1. g chất đạm, 2.1g đường bột, 2.3g chất xơ, 27mg chất xơ, 0.2mg sắt và 30g photpho. 

qua nhot

Hình minh họa.

Không những là loại quả ăn được, dùng để nấu ăn như canh chua, gỏi... nhót còn được coi như là loại quả chữa bệnh hiệu quả.

Theo Y học cổ truyền, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, vào các kinh phế đại tràng, có tác dụng chỉ ho, trừ đờm, bình suyễn, chỉ tả. Lá có vị chát có tác dụng chỉ ho, bình suyễn, giảm sốt. Nhân hạt nhót có tác dụng sát khuẩn trị giun sán. Rễ nhót có tác dụng cầm máu giảm đau thường dùng dưới dạng thuốc sắc dùng riêng lẻ hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Lá nhót cũng có tác dụng chữa bệnh, đặc biệt chúng có tính kháng khuẩn cao đối với nhiều chủng vi khuẩn gram dương và gram âm; đặc biệt đối với các chủng trực khuẩn lỵ. Do lá nhót chứa nhiều tanin, saponozit, polyphenol. Nghiên cứu trên động vật cho thấy lá nhót có tác dụng chống viêm cấp và mãn tính. Người ta thường sử dụng lá nhót để chữa các chứng phế hư khí đoàn, khái thấu khí suyễn, khái huyết, ung nhọt.

Một số bài thuốc từ quả nhót

 Trị ho, trừ đờm: Dùng 10 quả nhót xanh, 10g trần bì và 10 quả quất sắc lấy nước uống ngày 1 thang và chia làm 3 lần.

 Trị bệnh hen suyễn: Sử dụng 10g quả nhót, 6g hoa cúc bách nhật và 6g tỳ bà diệp. Các vị thuốc này cho vào sắc với 400ml nước, đun còn khoảng 200ml nước thuốc. Bạn nên uống liên tục từ 5-7 ngày, mỗi ngày 3 lần.

Trị tiêu chảy: Sử dụng 10 quả nhót xanh, 4g rễ cây nhót và 2g rễ cây mơ đem sắc uống. Bài thuốc này uống ngày 3 lần, liên tục đến khi giảm hẳn các triệu chứng tiêu chảy.

Trị kiết lỵ: Dùng 7 quả quả nhót chín, 25g lá mơ lông và 10g lá khổ sâm sắc lấy nước uống. Để giảm hẳn các triệu chứng của bệnh nên  uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày, mỗi ngày 3 lần. 

Lưu ý: Trẻ em dưới một tuổi, người bị viêm loét dạ dày, có hội chứng ruột kích thích, bị táo bón xen lẫn với tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi... không ăn quả nhót.

Không nên ăn nhót lúc đói và phải làm sạch lớp phấn trắng bên ngoài trước khi ăn.

Thu Hương (tổng hợp)

comment Bình luận

largeer