Những ai không nên ăn quả nhót?
Đặc điểm cây nhót
Nhót là loại cây rất phổ biến ở Việt Nam. Cây nhót có đặc điểm mọc thành bụi, cành có thể dài đến 7m và có gai. Hoa, rễ và lá cây nhót có thể dùng làm thuốc.
Toàn bộ thân cây, mặt sau lá và quả có một lớp vảy trắng hình tròn rất nhỏ xếp sát nhau. Lớp vảy này thường bám dày và chắc khi quả còn non và khi quả càng già lớp vảy càng mỏng, dễ bong khi bị chà xát.
Những ai không nên ăn quả nhót? Nhót là loại quả có vị chua, lành tính được rất nhiều chị em yêu thích
Quả nhót có hình bầu dục, ngoài vỏ có nhiều vảy, bên trong có hạt hay còn gọi là hạch cứng. Khi chín quả nhót có màu đỏ trông rất bắt mắt. Nhót có thể ăn được cả khi xanh và khi chín.
Tại miền bắc nhót thường được thu hoạch khi còn xanh để ăn trực tiếp kèm rau bắp cải, lá tỏi tươi, gừng, rau mùi và chấm loại gia vị được làm từ muối tinh, ớt bột, mì chính, đường cát.
Hoặc cũng có thể ăn nhót trực tiếp hay cùng các loại gia vị khác. Có hai loại nhót là nhót chua và ngọt nhưng hầu hết nhót đều có đặc tính là chua khi còn xanh và ngọt khi đã chín đỏ.
Những ai không nên ăn nhót
Trẻ nhỏ
Theo các chuyên gia sức khỏe thì dạ dày và hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ còn quá non nớt nên chưa thể thích nghi được với vị chua của nhót.Do đó, loại quả này không phù hợp với bé dưới một tuổi, những trẻ lớn hơn cũng cần hạn chế loại quả này.
Người bị viêm loét dạ dày
Nhót là loại quả có tính acid cao, do vậy những người mà bị viêm loét dạ dày ăn vào có thể làm tăng các cơn đau khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Thậm chí dù bạn có dầm nhót với đường thì cũng khó tránh được những cơn đau do nhót gây ra.
Người bị hội chứng ruột kích thích
Những người bị hội chứng ruột kích thích (bị táo bón xen kẽ tiêu chảy, đau bụng, đầy bụng, trướng hơi,...) nên kiêng nhót vì nó hoàn toàn không tốt cho đường ruột của bạn.
Công dụng chữa bệnh của nhót
Nhót là loại quả lành tính và dễ phát triển, sai quả nên không cần lo ngại về các chất bảo quản, thuốc trừ sâu. Vị chua của nhót được nhiều chị em yêu thích, nhất là với phụ nữ đang thai nghén.
Bên cạnh đó các bộ phận của cây nhót đều có thể được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Lá nhót có thể dùng tươi hay sấy khô chữa lỵ, cảm sốt, hen suyễn, nhiều đờm.
Quả nhót có thể chữa lỵ, ỉa chảy. Hạt nhọt cũng có thể sử dụng để sát trùng, trị giun sán rất tốt. Rễ cây nhót đem nấu nước tắm chữa mụn nhọt.
theo các chuyên gia sức khỏe thì nhót càng chín thì bụi phấn bám ngoài vỏ càng dễ chà. Khi ăn nếu không muốn bóc vỏ, bạn nên cạo sạch lớp bụi phấn tránh gây đau họng.
Ngoài ra, do nhót có vị chua, chát, bạn không được ăn khi đói, tránh gây kích ứng dạ dày. Sau bữa cơm từ 1h đến 1h30 phút, bạn có thể dùng loại quả này.
Những ai không nên ăn quả nhót? Nhót có công dụng chữa bệnh rất tốt
Mốt số bài thuốc từ nhót
- Trị ho: nhót xanh 10 quả, trần bì 10 g, quất 10 quả. Ba vị thuốc trên sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
- Trị hen phế quản: 6g hoa cúc bách nhật, 6g tỳ bà diệp, 10g quả nhót. Các vị thuốc cho vào sắc với 400 ml nước, đun còn khoảng 200 ml, chia 3 lần uống trong ngày và cần uống liền 5-7 ngày.
- Trị hen suyễn: Dùng lá nhót sao vàng rồi tán mịn thành bột. Có thể hòa vào cơm hoặc nước nóng uống mỗi lần uống 4 g, ngày 2 lần sáng, tối liên tục 2 tuần.
- Trị viêm xoang: dùng hoa nhót và búp cây đa lông liều lượng bằng nhau, tán nhỏ, uống mỗi lần 8 g, ngày uống 2 lần với rượu nhạt (nồng độ thấp).
- Trị tiêu chảy: 10 quả quả nhót xanh, 4g rễ cây nhót, 2g rễ cây mơ. Đem tất cả nguyên liệu sắc uống ngày một thang chia 3 lần.
- Trị kiết lỵ mạn tính: 7 quả nhót chín, 25g lá mơ lông, 10g lá khổ sâm. Sau đó đem sắc uống ngày một thang chia 3 lần, uống liên tục trong vòng một tuần đến 10 ngày.
- Trị gan lách sưng đau: 10g hạt nhót giã nhỏ với 8g nghệ đen đem sắc nước uống.
- Trị phong thấp, đau nhức khớp: 120g rễ cây nhót, 60g hoàng tửu, 50g chân giò lợn. Cho các nguyên liệu vào nồi rồi đổ nước vào hầm và ăn thịt uống nước. Có thể lấy rễ nhót ngâm rượu uống vào bữa cơm một chén con 20-25 ml.
- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hội nghị Quốc tế “Cập nhật chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu – cổ”
Tại Việt Nam, mỗi năm có hơn 20% dân số phải sống chung với viêm mũi xoang mạn tính, trong khi ung thư đầu cổ chiếm tới 10% tổng số ca ung thư - những con số vô cùng đáng báo động. Trước sự gia tăng nhanh chóng của các ca bệnh, việc nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị bệnh lý mũi xoang và đầu - cổ đã trở nên vô cùng cấp thiết.November 22 at 3:53 pm -
Đau hơn sau khi tiêm tế bào gốc trong điều trị thoái hóa khớp: Điều bình thường và cách xử lý
Liệu pháp tế bào gốc mang lại hy vọng cho người bệnh trên hành trình tìm kiếm giải pháp cải thiện và giảm bớt đau đớn từ chấn thương hoặc các bệnh lý mãn tính.November 20 at 5:33 pm -
Mở khóa thanh xuân, trẻ khỏe toàn diện với liệu pháp tế bào gốc
Lão hóa là một quá trình phức tạp, không chỉ ảnh hưởng đến làn da, mái tóc mà còn tác động đến cấu trúc và chức năng của các cơ quan bên trong cơ thể. Ngày nay với sự phát triển vượt bậc của y học tái tạo, liệu pháp tế bào gốc được ứng dụng toàn diện giúp cơ thể khỏe mạnh từ bên trong, đồng thời duy trì nét tươi trẻ, rạng rỡ bên ngoài, làm chậm quá trình lão hóa.November 20 at 5:33 pm -
Tầm nhìn “Borderless Future” - Định hình tương lai không biên giới tại nơi làm việc tốt nhất Việt Nam
Ngày 19/11/2024, tại Hội nghị Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024, khi cái tên Unilever Việt Nam được xướng lên ở vị trí số 1 trong danh sách 100 doanh nghiệp lớn có môi trường làm việc tốt nhất, đó không chỉ là khoảnh khắc đáng tự hào mà còn là sự khẳng định cho tầm nhìn, những nỗ lực bền bỉ của một doanh nghiệp Top 1 ngành FMCG trong hành trình xây dựng môi trường làm việc hiện đại, bền vững.November 20 at 5:20 pm