Tác dụng của rượu ba kích

Tác dụng của rượu ba kích. Trong Đông y, rễ của cây ba kích có tác dụng tốt với sức khoẻ, có thể dùng ngâm rượu hoặc làm thuốc. Tuy nhiên, nếu không biết cách dùng rất nguy hại.
31/01/2018 09:57

Tác dụng của rượu ba kích

Rượu ba kích là rượu ngâm của củ ba kích có tác dụng tốt với sức khoẻ, đặc biệt là sức khoẻ sinh lý nam giới.

Tac dung cua ruou ba kich 4

Tác dụng của rượu ba kích. Rượu ba kích tốt cho sức khoẻ nam giới

Rượu ba kích khi ngâm có màu đen tím hay đen xanh. Rượu ba kích ngâm ra màu đen là đúng cách, khi pha loãng mới có màu tím.

Rượu ba kích giúp tăng cường sức khoẻ nam giới

Rượu ba kích có chứa các thành phần như iridoid glucoside, các sterol, các chất vô cơ như kali, natri, sắt... cùng tinh bột, axit hữu cơ có tác dụng dược lý làm tăng cường độ bền bỉ và sức dẻo dai cho nam giới.

Chữa đau nhức xương khớp

Trong Đông y, rượu ba kích kết hợp với một số vị thuốc khác giúp chữa đau nhức xương khớp, phong thấp, đau lưng mỏi gối hiệu quả.

Tac dung cua ruou ba kich

Tác dụng của rượu ba kích. Rượu ba kích có tác dụng chữa đau nhức xương khớp, phong thấp

Hỗ trợ điều trị liệt dương

Một trong những công dụng của rượu ba kích mà mọi người truyền tai nhau đó là tăng cường sinh lực hiệu quả cho cánh mày râu.

Công dụng của rượu ba kích là bồi bổ sức khoẻ, bổ thận sinh tinh, thời gian quan hệ lâu hơn. Tuỳ vào cách ngâm rượu ba kích mà tác dụng của rượu  tác động đến cơ thể khác nhau.

Theo Đông y, những bệnh nhân nam có cuộc sống sinh hoạt tình dục không bình thường có thể áp dụng rượu ba kích để làm tăng khả năng giao hợp. Ngoài ra, ba kích còn chủ trị các bệnh liệt dương, di tinh, mộng tinh, chóng mặt, tiêu chảy, gan xương mềm yếu...

Cách ngâm rượu ba kích

Với những công dụng hữu ích trên đây, rượu ba kích nếu ngâm đúng cách và khoa học có thể phát huy tối đa tác dụng dược lý, không gây hại cho sức khoẻ.

Ba kích là nguyên liệu có tính hàn, trước khi ngâm nên sao với rượu để giảm bớt tính hàn, tránh gây hại cho sức khoẻ. Ngoài ra, cần loại bỏ lõi rễ cây ba kích vì lõi này có chứa nhiều chất độc hại, ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ.

Tac dung cua ruou ba kich 2

Tác dụng của rượu ba kích. Ba kích có tính hàn vì vậy trước khi ngâm nên sao vàng 

Cách ngâm rượu ba kích tươi

Nên chọn loại rượu có nồng độ cao hơn so với ngâm ba kích khô, cụ thể từ 40 - 45 độ để ba kích tươi phát huy tối đa tác dụng.

Cách ngâm rượu ba kích khô

Ba kích khô nên sử dụng loại rượu có nồng độ nhẹ hơn, cụ thể từ 35 - 40 độ,

Rượu ngâm nên chọn các loại rượu trắng và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh mua phải các loại rượu giả, hàng nhái, kém chất lượng.

Cách sử dụng rượu ba kích

Việc sử dụng rượu ba kích rất quan trọng, nếu dùng sai cách không những không hiệu quả mà còn gây nên nhiều bệnh nguy hiểm.

Rượu ba kích phù hợp với cả nam giới và nữ giới. Tuy nhiên, những người cao tuổi dùng loại rượu này sẽ tốt hơn, cụ thê từ 30 tuổi trở lên. Những người dưới 30 tuổi không nên sử dụng những loại rượu như này.

Tac dung cua ruou ba kich 5

Tác dụng của rượu ba kích. Mỗi ngày nên uống 2 lần, mỗi lần chỉ nên uống khoảng 20ml

Mỗi ngày chỉ nên uống 2 lần trước bữa ăn hoặc trước khi đi ngủ. Mỗi lần dùng một lượng nhỏ khoảng 20ml.

Rượu ba kích có tác dụng tốt với sức khoẻ nhưng không phù hợp với những người bị táo bón, miệng đắng, đau mắt, các bệnh về tim mạch.

Khi ngâm rượu ba kích cần chú ý điều gì?

Theo Lương y Bùi Hồng Minh - Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình (Hà Nội) cho biết ba kích (tên khoa học là Radix Morindae officinalis) là rễ của cây ba kích hay dây ruột gà (Morinda officinalis How), họ cà phê (Rubiaceae). Ba kích thuộc loại cây thảo, leo bằng tua quấn, dài hàng mét. Thân non màu tím, có lông, sau nhẵn.

Lương y Hồng Minh cho biết ba kích có vị cay, ngọt có tác dụng quy kinh thận, bổ thận tráng dương. Những trường hợp bị thận dương suy dẫn đến các chứng di tinh, tảo tiết hoặc phụ nữ đau bụng dưới, muộn con hoặc đau lưng đau mỏi gối, xương khớp...

Tac dung cua ruou ba kich 3

Tác dụng của rượu ba kích. Khi ngâm ba kích với rượu nên bỏ lõi của củ ba kích

Bên cạnh đó, lương y cũng khuyến cáo khi ngâm củ ba kích nguyên cả dây rễ cần loại bỏ lõi của củ ba kích.

Lõi củ ba kích không tốt có thể đi ngược tác dụng của củ ba kích, gây liệt dương. Khi sử dụng củ ba kích dưới bất kỳ hình thức nào bắt buộc chỉ lấy phần thịt của củ.

Khi chế biến, cần rửa sạch ba kích để ráo nước, tiến hành bóc lõi bỏ đi, chỉ lấy phần thịt của củ để tiến hành ngâm rượu hoặc kết hợp với các bài thuốc khác.

comment Bình luận

largeer