Tác dụng của vị thuốc hợp hoan bì trong điều trị mất ngủ
Hợp hoan bì trong tự nhiên
Cây hợp hoan có tên khoa học Albizia julibrissin là loài thực vật có hoa, thuộc họ Đậu. Thân cây hợp hoan thường to, cao hơn 10m, toàn thân nhẵn, từ thân đâm ra nhiều cành nhỏ có góc cạnh.
Lá hợp hoan màu lục sáng, hình dạng như hình lá phượng. Lá không có lông, cuống dài khoảng 6 – 7mm, có tuyến ở mặt dưới. Lá hợp hoan sẽ khép lại vào buổi tối.
Hoa hợp hoan có màu hồng tím, hình dáng như những chùm lông. Hoa thường mọc ở ngọn nhánh, cuống cụm hoa hình đầu 3 – 4cm. Mùa hoa thường vào tháng 6 – 7.

Cây hợp hoan trong tự nhiên. Ảnh: Internet
Quả hợp hoan màu nâu đỏ, dẹt, mỏng, thõng xuống dưới, mỗi quả dài khoảng 9 – 15cm, rộng khoảng 3cm. Mỗi quả có chứa khoảng 10 hạt. Mùa quả vào tháng 9 -11.
Hợp hoan tại Việt Nam rất ít thấy, đây là loài cây có nguồn từ Trung Quốc. Vì cao lớn và cho hoa rất đẹp nên một số nơi còn sử dụng loại cây này để lấy bóng mát, làm cảnh.
Hợp hoan bì là vỏ cây hợp hoan. Vỏ cây có thể được thu hái quanh năm, thường xuyên nhất vào mùa hè và mùa thu để tiện phơi khô. Sau khi phơi khô và cạo bỏ lớp vỏ sần bên ngoài sẽ thu được vỏ khô. Vỏ cây có hình trụ tròn hoặc hình bán trụ, chiều dài từ 40 – 80 cm, độ dày từ 0,1 – 0,3cm. Mặt ngoài nâu xám, có vết nhăn dọc nhẹ, thường có một số vết nứt nhẹ, hình bầu dục, màu nâu hoặc nâu đỏ. Mặt tròn màu nâu vàng hoặc trắng vàng, nhẵn, có các sọc dọc mảnh. Vỏ khô cứng và giòn, dễ gãy, khi cắt ngang sẽ thấy những vảy xơ. Hợp hoan bì có mùi thơm nhẹ, ngọt, cảm giác hơi se và hăng ở cổ họng khi dùng. Để sử dụng làm thuốc, người ta thường chọn những cây già tuổi để đạt được chất lượng thuốc tốt nhất.
Tác dụng của hợp hoan bì
Theo y học cổ truyền, hợp hoan bì có vị ngọt, tính bình, quy kinh tâm, can, tỳ, phế. Công dụng chính là bổ tỳ ích tâm, an thần, trấn tĩnh, hoạt huyết, chỉ thống, tiêu sưng, liền gân cốt giúp:
– Điều trị suy nhược thần kinh
– An thần.
– Hỗ trợ điều trị mất ngủ.
– Giảm đau nhức xương khớp.
– Hỗ trợ điều trị chứng phế ung, giảm đau, tiêu độc.
Sử dụng hợp hoan bì chữa mất ngủ
Mất ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ, thức dậy quá sớm mà không quay trở lại được giấc ngủ, ngủ dậy không có cảm giác ngon giấc và mệt. Mất ngủ theo quan điểm của y học cổ truyền thuộc chứng thất miên hay bất mị. Nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ là do suy giảm chức năng của ngũ tạng, tinh huyết không đủ, tà khí bên ngoài nhiễu động đến thần. Dựa trên các biểu hiện lâm sàng, y học cổ truyền phân mất ngủ thành năm thể khác nhau, gồm:
- Thể tâm tỳ lưỡng hư.
- Thể âm hư hỏa vượng.
- Thể tâm đởm khí hư.
- Thể can uất hóa hỏa.
- Thể đàm nhiệt nội nhiễu.
Hợp hoan bì quy vào kinh tâm, can, tỳ có khả năng dưỡng âm, điều hòa ngũ tạng. Ngũ tạng thông suốt, tâm khí được làm dịu giúp tinh thần minh mẫn, giải trầm uất, mất ngủ. Các nghiên cứu y học hiện đại cũng một lần nữa khẳng định tác dụng của vị dược liệu này đối với người bệnh mất ngủ khi cho thấy thảo dược này có tác dụng làm dịu thần kinh, tăng cường chức năng tế bào thần kinh, cải thiện các triệu chứng mất ngủ, căng thẳng, hồi hộp.
Bài thuốc từ hợp hoan bì chữa mất ngủ
Dưới đây là một số bài thuốc chữa mất ngủ phổ biến từ vị thuốc này:
Bài thuốc 1: Hợp hoan bì: 15g
Cách dùng
Bước 1: Cho hợp hoan bì vào ấm sắc thuốc, đổ 300ml nước vào ấm.
Bước 2: Sắc thuốc đến khi nước cạn còn khoảng 100ml, lọc bỏ cái. Nước thuốc chia 1 – 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 2: Hợp hoan bì (9g); Ba tử nhân (9g); Toan táo nhân (9g)
Cách dùng
Bước 1: Cho tất cả các vị thuốc vào ấm sắc thuốc, đổ nước ngập lên trên bề mặt thuốc.
Bước 2: Sắc thuốc đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì lọc bỏ cái. Nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 3: Hợp hoan bì (15g); Long xỉ (12g); Bạch thược (20g); Hổ phách (12g); Bá tử nhân (14g)
Cách dùng
Bước 1: Cho thuốc vào ấm sắc, đổ nước ngập lên trên bề mặt thuốc.
Bước 2: Sắc thuốc đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì lọc bỏ cái. Nước thuốc chia 2 – 3 lần uống trong ngày.
Bài thuốc 4: Hợp hoan bì (9g); Dạ giao đằng (15g)
Cách dùng
Bước 1: Cho thuốc vào ấm sắc, đổ nước ngập lên trên bề mặt thuốc.
Bước 2: Sắc thuốc đến khi cạn còn khoảng 1/3 thì lọc bỏ cái. Nước thuốc chia 1 – 2 lần uống trong ngày.
Trên đây là một số thông tin về tác dụng của vị thuốc hợp hoan bì trong điều trị mất ngủ. Để phát huy tối đa tác dụng của thuốc và đảm bảo an toàn, bạn cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng.
Theo Thaythuocvietnam.vn

- Sản phẩm vì sức khỏe
-
Hàng loạt lời khen của khách hàng sau khi điều trị sẹo tại Phòng khám Chuyên khoa IDE
Với bất kỳ cơ sở làm đẹp nào, khách hàng chính là vị “giám khảo” công tâm nhất có thể đánh giá chính xác sự uy tín, chất lượng, tính hiệu quả sau khi sử dụng dịch vụ. Và Phòng khám Chuyên khoa IDE đã chứng minh được điều đó qua các feedback thực tế của khách hàng. Đây chính là động lực để phòng khám nỗ lực hoàn thiện hơn mỗi ngày.February 13 at 4:41 pm -
IDE sở hữu dịch vụ khắc họa mình hạc xương mai - cứu tinh của các chị em vai u thịt bắp
Một cơ thể cân đối, đều đặn là ước mơ của nhiều chị em phụ nữ. Tuy nhiên, do cơ địa, nguyên nhân cơ học hoặc bệnh lý mà nhiều chị em có cơ thể không cân đối, thiếu thẩm mỹ. Để cứu tinh cho các chị em có những khiếm khuyết này, Phòng khám Chuyên khoa IDE với dịch vụ khắc họa mình hạc xương mai sẽ giúp cho phái đẹp lấy lại sự tự tin vốn có, tỏa sáng trong mọi ánh nhìn.February 13 at 4:39 pm -
IDE: Top phòng khám chuyên khoa hàng đầu trong điều trị sẹo phẫu thuật
Sẹo phẫu thuật lâu nay vô hình chung trở thành nỗi ám ảnh của phái đẹp, không chỉ tạo cảm giác ngứa ngáy, căng cứng, khó chịu mà còn gây nên tâm lý mất tự tin về diện mạo. Thấu hiểu được nỗi lo lắng của khách hàng, Phòng khám Chuyên khoa IDE với công nghệ tiên tiến có thể giúp giải quyết các vấn đề mà sẹo phẫu thuật mang lại.February 12 at 12:11 pm -
Hiểu đúng về virus HMPV
Vius HMPV (Human Metapneumovirus) là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp trên và dưới ở người. Loài virus này đã được các nhà khoa học xác định từ năm 2001, thuộc họ Pneumoviridae cùng với virus hợp bào hô hấp (RSV). HMPV thường xuất hiện vào mùa đông xuân.February 12 at 7:40 am