Tác dụng trị bệnh viêm họng của quả kha tử

Theo Y học cổ truyền cho biết, quả kha tử có vị chua, đắng, chát, quy vào các kinh đại tràng, phế. Vị thuốc có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, chỉ khái (trừ ho, làm sạch phổi), trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.
06/08/2022 15:41

Khi nghiên cứu về các loại thảo dược được dùng trong y học Cổ đại Ấn Độ, các nhà khoa học phát hiện ra một trong những loại thảo dược được “sùng kính” nhất trong những buổi đầu bình minh là quả kha tử.

Kha tử (tên khoa học Terminalia chebula, thuộc họ Bàng – Combretaceae) còn được biết đến với tên gọi khác như kha lê, cây chiêu liêu, kha lê lặc, hạt chiêu liêu. Dược liệu kha tử có hình quả trứng, nhọn ở hai đầu, đường kính từ 2.5 – 3cm, dài từ 3 – 5cm, phần vỏ có màu nâu nhạt. Phần hạt cứng, thịt dày, vị chát, đắng, khó nuốt.

kha-tu-chua-viem-hong-1

(Ảnh minh hoạ)

Quả kha tử được dùng cho mục đích trị bệnh là chính. Đây là vị thuốc được dùng để nhuận tràng, lợi tiêu hóa, hồi phục sức khỏe phổ biến trong các gia đình Ấn Độ, Trung Quốc xưa. Người ta cũng dùng phần thịt của quả kha tử để trị chảy máu, loét lợi, trị ho, khàn tiếng, viêm họng và dùng phối hợp với nhiều vị thuốc khác trong điều trị bệnh tim, táo bón, rối loạn tiết niệu.

Tại Việt Nam, tác dụng trị bệnh của vị thuốc cũng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian.

Tác dụng trị bệnh viêm họng của quả kha tử

Theo y học cổ truyền

Y học cổ truyền cho biết, quả kha tử có vị chua, đắng, chát, quy vào các kinh đại tràng, phế. Vị thuốc có công dụng chính là liễm phế, trị phế hư, chỉ khái (trừ ho, làm sạch phổi), trị hen, viêm hầu họng, khàn tiếng.

Theo nghiên cứu của y học hiện đại

Tác dụng trị ho, viêm họng, khàn tiếng của quả kha tử đã được y học hiện đại bắt tay vào nghiên cứu lâm sàng và chứng minh. Kết quả cho thấy, kha tử chứa nhiều hoạt chất có tác dụng sau đây:

Giảm ho: Hoạt chất Polysaccharid trong quả kha tử giúp giảm ho rất rõ. Tác dụng dược lý của hoạt chất này thậm chí còn cao hơn so với một số chất chống ho trong thí nghiệm như codenin. Sau 30 phút dùng kha tử, triệu chứng ho được cải thiện rõ rệt đáng kể.

Kháng virus: 60 – 80% tác nhân gây viêm họng là do nhiễm virus. Chất Alloyl trong quả kha tử có khả năng kháng virus, ức chế được một số loại virus làm suy giảm hệ thống miễn dịch ở người. Ngoài ra, retrovirus có trong dược liệu trên cũng giúp bảo vệ mô, chống virus cúm A và phục hồi nhiễm trùng hô hấp cấp tính.

Kháng khuẩn: Bên cạnh virus, vi khuẩn cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm họng phổ biến. Quả kha tử chứa một hàm lượng lớn chất tanin (khoảng 51.3%), trong đó gồm có các loại axit galic, luteolic, egalic, chebulinic. Nhờ vào các hoạt chất trên, kha tử có khả năng hoạt động như một loại kháng sinh với khả năng kháng khuẩn mạnh mẽ. Cũng nhờ vậy mà kha tử được dùng để điều chế một số loại vi khuẩn như trực khuẩn bạch hầu, tụ cầu vàng, liên cầu khuẩn tán huyết, trực khuẩn mủ xanh, Salmonella typhi, Pseudomonas aeruginosa.

Theo Thuốc Dân tộc

comment Bình luận

largeer