Tại sao bà bầu không được ngồi xổm?

Khi mang bầu, cơ thể người phụ nữ trở nên nặng nề hơn và có nhiều sự thay đổi. Thai phụ cũng cần phải kiêng cữ nhiều thứ, trong đó có tư thế ngồi xổm.
24/12/2020 15:30

Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng, quý giá của mỗi người phụ nữ. Phải mất khoảng thời gian 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau để đón em bé chào đời. Và trong quá trình mang thai, người mẹ phải chịu vô số những khó khăn vất vả và sự thay đổi của cơ thể.

ngoi xom

Hình minh họa.

Trả lời trên báo chí trước đó, bác sĩ Nguyễn Thị Kim Nga - Trưởng khoa Sản - Bệnh viện Quốc tế Hoàn Mỹ Đồng Nai cũng đã khuyến cáo, thai phụ trong suốt thai kỳ không nên ngồi xổm vì phần thân dưới và cột sống chịu trách nhiệm nâng đỡ toàn bộ cơ thể. Khi thai nhi lớn, áp lực và trọng lượng cơ thể cũng tăng theo. Ngồi xổm gây chèn ép lên bàng quang, ùn ứ máu lưu thông xuống chân có thể gây phù nề, đau đớn...

Cụ thể, khi em bé phát triển, lớn dần khiến bụng mẹ to lên, phần dưới của cơ thể và cột sống vốn đã phải chịu áp lực rất lớn từ thai nhi sẽ lại bị kéo căng ra hơn, khiến cho mẹ cảm thấy đau nhói, các mạch máu ở chi dưới bị ùn tắc, không thể lưu thông, gây ra tình trạng suy giãn tĩnh mạch phù nề đau bụng dưới,…ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.

Đặc biệt, việc ngồi xổm khiến cơ thể mất trọng tâm rất dễ bị ngã. Trong khi bị ngã khi mang thai rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi, thậm chí là sảy thai.

Do đó, các mẹ không nên ngồi xổm. Tuy nhiên, vào thời gian sắp sinh, các mẹ có thể ngồi xổm để xương chậu giãn nở, làm mẹ dễ sinh hơn và nếu ngồi đúng cách sẽ cung cấp nhiều oxy cho thai nhi hơn, đồng thời có thể đẩy lùi được thoát vị đĩa đệm.

Hồng Anh (tổng hợp)

 

comment Bình luận

largeer