Tại sao tòa án Ấn Độ cho phép người phụ nữ phá thai ở tuần 28 dù trái luật?

Hôm 11/1, Tòa án tối cao Ấn Độ đã chấp thuận cho phép một người phụ nữ đình chỉ thai kỳ ở tuần 28 do bào thai mắc khuyết tật hiếm gặp và nếu được sinh ra, đứa trẻ cũng hiếm có cơ hội sống sót.
13/01/2021 10:50

Trước đó, vào ngày 7/1, Tòa án tối cao Ấn Độ đã chuyển thai phụ tới Viện Khoa học Y tế Ấn Độ (AIIMS) hàng đầu ở thủ đô New Delhi nhằm kiểm chứng thông tin và từ đó đưa ra quyết định có đình chỉ thai kỳ hay không.

ly-do-toa-an-an-do-cho-phep-nguoi-phu-nu-pha-thai-o-tuan-28
 
Một thai phụ Ấn Độ đi siêu âm. (Ảnh: AP)

Bệnh anencephaly hay còn gọi là hội chứng não phẳng là một hội chứng hiếm gặp trong đó một phần não và hộp sọ của bào thai không phát triển. Những trẻ sơ sinh mắc phải hội chứng này thường chỉ sống được từ vài ngày cho tới vài tuần sau khi chào đời. Hội chứng não phẳng có thể được phát hiện ở tuần thứ 8 của thai kỳ. Nhưng nếu như giai đoạn này bị bỏ lỡ, tới quý 2 của thai kỳ, các bác sĩ sẽ phát hiện được căn bệnh qua hình ảnh siêu âm bào thai.

Trước đó, trong đơn kiến nghị được chuyển lên tòa án, thai phụ viết, “hình ảnh siêu âm bào thai ở tuần 27 và 5 ngày đã phát hiện di tật não phẳng do đó đứa bé khó có thể sống”.

Theo hãng tin IANS, thai phụ nhấn mạnh các công nghệ hiện đại chứng minh hoàn toàn đủ an toàn để bỏ thai trong quá trình mang thai và trong nhiều trường hợp, đình chỉ thai kỳ do mắc hội chứng não phẳng thường được thực hiện sau tuần 20 của bào thai.

Trong khi đó, theo Đạo luật Đình chỉ Thai kỳ (MTP) được Ấn Độ ban hành năm 1971, nước này cấm phụ nữ bỏ thai sau tuần 20 của thai kỳ. Do đó, người phụ nữ đã viết đơn kiến nghị lên tòa án để xin phá thai do thai nhi bị di tật bẩm sinh.

Cuối cùng, vào ngày 11/1, Chánh án Tòa án Tối cao Delhi là ông D.N. Patel và Thẩm phán Jyoti Singh đã ra phán quyết chấp thuận để thai phụ bỏ thai ở tuần 28 do bào thai mắc khuyết tật hiếm gặp và nếu được sinh ra, đứa trẻ cũng hiếm có cơ hội sống sót.

Theo Infonet

comment Bình luận

largeer