Tâm phế mạn- căn bệnh tưởng chừng lạ nhưng lại rất quen thuộc và nguy hiểm

Khi nói đến tâm phế mạn không phải ai cũng hiểu đó là căn bệnh gì. Thế nhưng, trên thực tế tên gọi tâm phế mạn lại chỉ một căn bệnh vô cùng quen thuộc nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng nếu không hiểu và không điều trị kịp thời.
25/12/2020 07:05

Bệnh tâm phế mạn là gì?

tam-phe-man

Hình minh họa

Tâm phế mạn hay còn có tên khác là bệnh tim do phổi, đây là tình trạng suy tim bên phải thứ phát do các bệnh lý ở phổi. Tâm phế mạn là loại bệnh nếu không được theo dõi và điều trị đúng cách thì rất có thể nguy hiểm tới tính mạng. Đây là loại bệnh lý khá nguy hiểm, vì vậy mà người bệnh nên nhận biết được đâu là triệu chứng để có thể điều trị bệnh lý này một cách hiệu quả.

 Để có cuộc sống  khỏe mạnh cần hiểu tâm phế mạn là bệnh lý rối loạn chức năng tim làm suy tim, cụ thể là phì đại và giãn tâm thất phải do sự tăng áp lực động mạch phổi lâu ngày. Cụ thể, đây là biến chứng của các bệnh làm tổn thương chức năng và cấu trúc của phổi như bệnh về phế quản, phổi, mạch máu, thần kinh và xương vùng lồng ngực. Tâm phế mạn là bệnh lý không bao gồm các trường hợp suy tim phải thứ phát sau suy tim trái, bệnh tim bẩm sinh hoặc các rối loạn van tim.

Triệu chứng tâm phế mạn là gì?

Ở giai đoạn đầu, đây là giai đoạn các dấu hiệu bất thường về chức năng tim thường không được đáng chú ý. Triệu chứng tâm phế mạn lúc này chủ yếu là các bệnh lý nguyên nhân tại phổi. Nhiều người bệnh có thể thở khò khè, ho nhiều, khạc đờm kéo dài, đờm có màu vàng và có khi ra mủ.

Ở giai đoạn suy tim phải, khi những áp lực động mạch phổi tăng lên, bệnh nhân thường cảm thấy khí thở mỗi khi đi lại, làm việc nặng nhọc hay làm gắng sức. Rồi khi bệnh lý nặng lên, bệnh nhân khó thở cả khi làm việc nhẹ, khi đi bộ hoặc khi nghỉ ngơi cũng có thể. Khi bệnh tiến triển mạnh hơn, nó sẽ xuất hiện các dấu hiệu của suy tim phải trên toàn thân và kèm theo các dấu hiệu như đau tức, cảm giác nặng hay căng vùng bụng bên phải do gan to dần. Hoặc phù mềm ấn lõm hai chân, đau thắt ngực, các vết xanh tím xuất hiện ở môi và đầu ngón tay, tĩnh mạch cổ nổi, nhịp tim nhanh, chán ăn, đầy bụng, buồn nôn và luôn cảm thấy cơ thể mệt mỏi.

Theo như các dấu hiệu ở trên thì những dấu hiệu cả tâm phế mạn nhìn chung là khá giống các dấu hiệu của những bệnh lý khác. Do vậy mà khi phát hiện có bất thường, bệnh nhân nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn và chuẩn đoán tình hình để có hướng xử lý kịp thời tránh đe dọa tới tính mạng.

Nguyên nhân gây tâm phế mạn là gì?

tam-phe-man-3_800x596

Hình minh họa

Nguyên nhân sinh ra tâm phế mạn chính là tăng áp lực động mạch phổi. Bình thường khi thất phải của tim có nhiệm vụ đưa máu vào động mạch phổi để máu nhận oxy, chất dinh dưỡng và tuần hoàn đi khắp các mô trong cơ thể. Nếu khi xảy ra sự tăng áp lực bên trong động mạch phổi sẽ tạo ra gánh nặng cho tim bởi lúc này cần phải có một áp lực lớn hơn áp lực co bóp mạch phổi để đẩy máu vào động mạch phổi. Khi đó, thất phải buộc phải tăng áp lực co bóp mạnh hơn khiến cơ thất phải bị giãn. Nếu tình trạng này thường xuyên xảy ra thì sau một khoảng thời gian sẽ dẫn tới suy tim phải.

Một số trường hợp làm cho áp lực động mạch phổi tăng lên chủ yếu là các bệnh mạn tính về hệ hô hấp như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, tăng áp lực phổi tiên phát, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi kẽ, viêm rãnh liên thùy phổi, xơ hóa phổi, thuyên tắc mạch phổi, bệnh hen suyễn không được kiểm soát ổn định, bệnh khí phế thũng, giãn phế quản, giãn phế nang và bệnh lý ngừng thở khi ngủ.

Không chỉ vậy, một số bệnh lý khác có liên quan tới hô hấp như bệnh loạn dưỡng cơ, nhất là các cơ hô hấp, dị dạng cột sống do thoái hóa hoặc do dị tật bẩm sinh, bệnh lupus ban đỏ hệ thống cũng có thể gây ra bệnh tâm phế mạn.

Diệu Hằng

comment Bình luận

largeer