Tết đem cành lộc ở chùa vào nhà có sao không?

Sau thời khắc giao thừa, nhiều người thường đến các ngôi đền, chùa để hái lộc, xin lộc đầu năm. Từ lâu đã trở thành một nét văn hóa không thiếu trong đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong mỗi dịp Tết đến xuân về. Tuy nhiên, việc mang những cành lộc này về nhà là việc hoàn toàn không nên.
04/12/2020 12:57

Vào các dịp lễ hội, hay tết cổ truyền, tại các đền, chùa nhiều người đi lễ mang những cành lộc hay cành vàng lá ngọc để vào cúng bái. Không chỉ đi đến chùa cầu xin bình an, sức khỏe, tài lộc,... Đa phần người dân sau khi đi lễ họ mang những cành lộc về cắm ở nhà mình, coi đấy là lộc cầu mong may mắn cho gia đình. 

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, nhà nghiên cứu Phật học (Viện Nghiên cứu Ứng dụng và Tiềm năng con người), không nên tùy tiện mang các thứ được coi là "lộc" sau khi cúng bái ở đền, chùa mang về nhà, đặc biệt là đặt lên bày bàn thờ. 

Vào dịp đầu xuân, hình thức “hái lộc” trước đây người dân sẽ hái những lá non, chồi non mới nở. Tuy nhiên, hành động này đã bị lên án vì “vi phạm việc bẻ cây, bẻ cành nơi tôn nghiêm, nơi công cộng”.

Sau này, việc “hái lộc” được thay bằng hình thức mua những cành vàng lá ngọc, hoa, phong bao lì xì,… được bày bán về để lấy may đầu xuân, cầu sự phú quý chứ không phải vật để thờ cúng.

chua

Trước khi muốn đặt bất cứ vật gì lên bàn thờ cũng cần suy xét thật kỹ. Bởi, không phải cứ gọi là “lộc” nghĩa là sẽ mang lại tài lộc và may mắn.

Bàn thờ cúng là nơi trang nghiêm, luôn luôn phải giữ sạch sẽ, thanh tịnh, đặt những “lộc” đó lên sẽ khiến không gian bàn thờ bí bách. “Làm vậy đôi khi gây ra phản ứng ngược dòng, những nguồn khí tốt, tài vận của gia đình mình bị cản trở và không thể đến với gia chủ được.

Theo ông Cường phân tích:  “Lộc” đó có thể là một cành cây thần tài, một bông hoa huệ, hay đôi khi chỉ là một phong bao lì xì có câu đối, câu chúc tết…  Mọi người phải hiểu, không phải cứ mua hay xin những cành vàng lá ngọc đó về dâng lên bàn thờ thì công đức hay những ước nguyện của mình sẽ được chứng giám”.

“Có thể mua “lộc” như một cách củng cố niềm tin rằng mình sẽ may mắn trong năm mới. Còn việc đặt những đồ lộc đó lên bàn thờ gia tiên thì hoàn toàn không nên”, ông Cường nhận định.

Mọi người sau khi đi lễ không nên mang lộc về cắm ở nhà mình, vì ở những nơi đó có thể có vong, rồi đủ thứ bám vào,.. Nếu tới di tích mua những cành vàng lá ngọc đó dâng lên, công đức sẽ được bên trên chứng giám thì nên hóa đi không nên mang về.

Như vậy, qua những phân tích lý giải của nhà nghiên cứu Phật học Nguyễn Mạnh Cường, chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho việc nên hay không mang “lộc chùa”  về nhà hoặc đặt lên bàn thờ. Hi vọng, các bạn cũng đã tích lũy được những kinh nghiệm nhất định cho việc xin lộc, thụ lộc khi đi lễ chùa đầu năm cầu an cho gia đình.

Một số thông tin trong bài là quan niệm dân gian chỉ mang tính tham khảo.

Nguyễn Dung

 

 

 

comment Bình luận

largeer